This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Showing posts with label Kinh Nghiệm. Show all posts
Showing posts with label Kinh Nghiệm. Show all posts

Kinh nghiệm chuẩn bị đồ khi đi phượt

Đây là kinh nghiệm của mình qua những lần đi du lịch,hy vọng nó sẽ giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho chuyến đi của mình.
Một chuyến du lịch thành công thường bắt đầu với một danh sách chuẩn bị các đồ dùng cần thiết mang theo. Với danh sách này, bạn có thể tiết kiệm nhiều thời gian chuẩn bị, bớt mệt mỏi khi xếp hành lý, và an tâm rằng bạn sẽ không quên một thứ đồ dùng nào – cần thiết và quan trọng cho chuyến du lịch của bạn. Danh sách đồ dùng sẽ giúp bạn xắp xếp nhanh, ngăn nắp, và ngăn bạn bỏ vào vali những thứ bạn không cần hay quá nặng cho một chuyến du lịch.Danh sách đồ dùng đặc biệt cần thiết khi bạn có chuyến du lịch đầu tiên đến một nơi hoàn toàn mới. Nhiều đồ dùng bạn cần mà không mang theo, bạn lại không có đủ thời gian hay tiền bạc để đi mua trong chuyến du lịch của mình.
Ngoài ra, trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể bị mất hành lý. Mất hẳn. Nếu bạn có danh sách đồ dùng mang theo, hoặc còn danh sách này ở nhà, bạn sẽ có đầy đủ thông tin cần thiết để làm các thủ tục cớ mất hành lý, tài sản của mình.




DANH SÁCH ĐỒ DÙNG MANG THEO DU LỊCH
Tiền bạc & Giấy tờ
Vé máy bay du lịch (nếu bạn là Việt Kiều cần mang vé máy bay khứ hồi về nước đang sinh sống)
Giấy/số xác nhận nếu mua vé máy bay qua mạng
Hộ chiếu có visa (nếu cần)/Thẻ chứng minh nhân dân
Bản sao giấy đăng ký kết hôn (để check-in khách sạn khi đi cùng gia đình)
Bản sao giấy khai sanh của con cái (để check-in máy bay trong nước khi chưa có hộ chiếu, CMND)
Số điện thoại khẩn cấp – địa chỉ của Đại sứ quán Việt Nam (khi tự đi du lịch nước ngoài)
Thẻ khách hàng thường xuyên/ưu đãi của hãng hàng không (Frequent flyer/frequent guest cards)
2 ảnh cá nhân (khổ làm hộ chiếu), bản sao thông tin cá nhân trong hộ chiếu (sử dụng khi mất hộ chiếu)
Voucher/coupon/các loại vé (khi book các dịch vụ)
Tiền mặt/thẻ ATM
Ngoại tệ/thẻ tín dụng/ thẻ có chức năng thanh toán quốc tế MasterCard (khi đi du lịch nước ngoài)
Các địa chỉ email cần thiết
Bản sao tiền sử bệnh án (nếu cần)
Bản sao danh sách đồ dùng mang theo (để kiểm tra khi mang về, hoặc khai báo khi mất hành lý)
Chương trình – thông tin hướng dẫn du lịch
Giấy phép lái xe, bảo hiểm (nếu bạn tự lái xe đi du lịch)
Thiết bị điện, điện tử:
Điện thoại di động
Máy chụp ảnh (phim, kỷ thuật số), pin, sách hướng dẩn sử dụng
Máy nghe nhạc Ipod/ Discman/MP3, pin
Máy quay phim, băng/disk để ghi hình
Máy xem phim DVD mini, đĩa phim DVD
Đồ sạc pin điện thoại di động, máy chụp ảnh, quay phim, laptop
Ổ cắm điện phù hợp hoặc ổ cắm đa quốc gia (khi du lịch nước ngoài)
Laptop (nếu cần thiết)
Thuốc men:
Thuốc tiêu hóa
Thuốc cảm, viêm họng, hạ sốt
Kem chống nắng, chống nứt môi, chống dị ứng … (tùy nơi đến)
Kem chống côn trùng/bôi sau khi bị côn trùng cắn/đốt (tùy nơi đến)
Kem chống dị ứng da
Vitamins
Băng cứu thương
Thuốc/biện pháp tránh thai
Thuốc chống say xe/máy bay/tàu
Các đồ dùng khác:
Túi đeo, balô, vali để đựng giấy tờ cần thiết, vé máy bay, hộ chiếu, tiền
Chìa khóa, ổ khóa hành lý (du lịch Mỹ phải có ổ khóa được cho phép)
Tạp chí, sách
Giấy ghi chú, viết
Bản đồ, sách hướng dẫn
Tự điển ngoại ngữ/ hội thoại thông dụng
Túi kim chỉ, nút (sewing kit)
Túi nôn
Máy tính đổi tiền
Bao plastic đựng quần áo đã sử dụng
Thuốc lá (nếu bạn hút thuốc. Mang ít hoặc không mang thì tốt hơn!)
Dụng cụ thể thao (vợt tennis, gậy đánh golf, đồ tắm…)
Bộ bài, đôminô, cờ tướng
Nút nhét tai chống ồn (khi ngủ)/chống vào nước (khi bơi)
Mặt nạ che mắt khi ngủ
Gối ngủ (trên xe, máy bay)
NẾU BẠN LÀ NAM?
Trang phục:
  • ·        Áo sơ-mi ngắn tay/ dài tay
  • ·        Áo thun ngắn tay/dài tay
  • ·        Quần dài, short
  • ·        Quần áo thể thao
  • ·        Quần áo ngủ (pijama)
  • ·        Giày thể thao, sandals
  • ·        Nón
  • ·        Đồ lót
  • ·        Dây nịt (thắt lưng)
  • ·        Đồ dùng vệ sinh cá nhân:
  • ·        Bàn chải, kem đánh răng, lược
  • ·        Dầu gội, tắm nam
  • ·        Kem và đồ dùng cạo râu
  • ·        Dung dịch súc miệng
  • ·        Keo xức tóc
  • ·        Áo vest, giày da, vớ, cravat, tài liệu, business card (khi kết hợp hội nghị, công tác)
  • ·        Khăn choàng cổ, nón, găng tay, áo quần ấm sát người, áo lạnh, áo len (nếu đến vùng có thời tiết lạnh)

NẾU BẠN LÀ NỮ?
Trang phục:
  • ·        Áo shơ-mi ngắn tay/dài tay
  • ·        Áo thun ngắn tay/dài tay
  • ·        Quần áo lót
  • ·        Quần áo ngủ
  • ·        Váy dài, ngắn
  • ·        Giày thể thao, sandals
  • ·        Quần dài, short
  • ·        Nón rộng vành
  • ·        Vớ
  • ·        Đồ dùng vệ sinh, cá nhân:
  • ·        Bàn chải, kem đánh răng, lược
  • ·        Dầu gội, tắm nữ
  • ·        Dung dịch súc miệng
  • ·        Mỹ phẩm
  • ·        Keo xức tóc
  • ·        Bàn ủi du lịch
  • ·        Dung dịch tẩy trang
  • ·        Tampons
  • ·        Đồ trang sức – vòng, đeo cổ, đeo tay, kẹp, dây buộc tóc
  • ·        Trang phục công sở, giày da, vớ, tài liệu, business card (khi kết hợp hội nghị, công tác)
  • ·        Khăn choàng, nón, găng tay, áo quần ấm sát người, áo lạnh, áo len (nếu đến vùng có thời tiết lạnh)

 NẾU BẠN CẦN CHUẨN BỊ ĐỒ CHO TRẺ EM ĐI CÙNG (CON, EM, CHÁU)?
  • ·        Khăn lông
  • ·        Khăn giấy ướt (hộp)
  • ·        Tả giấy
  • ·        Mền đắp, quấn (nhẹ, mềm)
  • ·        Tấm trải không thấm nước
  • ·        Dầu, phấn trẻ em
  • ·        Đồ chơi/giải trí (tùy lứa tuổi)
  • ·        Túi đựng đồ sử dụng, đựng tả giấy sử dụng…
  • ·        Nôi, xe đẩy
  • ·        Phao, kính mát, nón, kem chống nắng, chống côn trùng, đồ tắm
  • ·        Kẹp, dây buộc tóc cho bé gái
  • ·        Sữa, nước trái cây đóng hộp, thức ăn trẻ em
  • ·        Hộp sữa, bình sữa, dụng cụ pha sữa, bình hâm sữa, máy khử trùng đồ dùng ăn uống của bé
  • ·        Bình, ly uống nước, muỗng, tô/chén có nắp Ghế của bé trên xe (nếu bạn đi bằng xe riêng)
  • ·        Túi địu bé sau lưng/trước ngực
  • ·        Nhiều quần áo ngoài/lót ban ngày, ban đêm (để thay đổi), áo quần ấm, vớ
  • ·        Nước đóng chai cho bé
  • ·        Thức ăn nhẹ
  • ·        Truyện tranh
  • ·        Yếm
  • ·        Gối mềm
  • ·        Giầy & dép
  • ·        Áo khoác (dù đến nơi có khí hậu nóng, do máy điều hòa trong nhà hàng có thể rất lạnh với bé)
  • ·        Dầu tắm, gội và đồ dùng vệ sinh cá nhân

ĐỒ DÙNG ĐI BIỂN
  • ·        Đồ tắm (2 bộ/ người)
  • ·        Giầy sandals, không thấm nước
  • ·        Kính bơi, mặt nạ – ống lặn
  • ·        Máy quay phim không thấm nước
  • ·        Nón rộng vành
  • ·        Kính mát
  • ·        Kem chống nắng
  • ·        Nút nhét tai (nếu cần khi bơi)
  • ·        Phao, bơm

ĐỒ DÙNG DÃ NGOẠI
  • ·        Dầu/kem chống côn trùng
  • ·        Thuốc xức sau khi bị côn trùng đốt/cắn
  • ·        Giầy dã ngoại
  • ·        Nón len, vớ nếu khí hậu lạnh

ĐỒ DÙNG KHI TRỜI MƯA
  • ·        Dù/tấm che mưa (Ponchos)
  • ·        Áo quần đi mưa
  • ·        Giầy phù hợp
  • ·        Vớ dự phòng



Và bây giờ, mọi đồ dùng cần thiết của bạn đã được lên danh sách để đóng hành lý. Bạn sẵn sàng bắt đầu một chuyến du lịch thú vị

Bản đồ du lịch Tam Đảo

Tam Đảo Vĩnh Phúc là khu du lịch lý tưởng dành cho hững dân phượt, Mẹo Phượt xin giới thiệu bản đồ du lịch Tam Đảo cho các dân phượt.

bản đồ tam đảo, bản đồ phượt, bản đồ phượt tam đảo, phượt tam đảo,

Những ai đã từng phượt đều cảm nhận được cảm giác tự do, làm chủ bản thân và … Nhân dịp mùa hè 2014 nghỉ ngơi, nhiều người lên kế hoạch làm việc, để tiết kiệm chi phí đi du lịch Tam Đảo… Công ty du lịch chuyên nghiệp giúp các dân phượt chủ động hơn trong chuyến đi của mình.

Thị trấn Tam Đảo – Vĩnh Phúc.

Diện tích 23.641,60 ha (236,42 km²).
Số dân: 65.912 người (2003)

Huyện Tam Đảo gồm có một thị trấn Tam Đảo và các xã: Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý, Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang. Huyện lỵ đặt tại xã Hợp Châu.

Nhiều dân phượt chưa biết nhiều địa điểm, con đường đi lên Tam Đảo, xin giới thiệu bản đồ du lịch Tam Đảo cho các dân phượt tham khảo.

bản đồ tam đảo, bản đồ phượt, bản đồ phượt tam đảo, phượt tam đảo, Cách Hà Nội hơn 80 km, Tam Đảo là khu nghỉ mát lý tưởng của miền bắc. Khu nghỉ mát Tam Đảo nằm lọt trong thung lũng Máng Chi, với độ cao khoảng 1.000 m, nhiệt độ trung bình từ 18 đến 25 độ C.

Xuất phát từ Hà nội lên Tam Đảo mất tầm có 2 tiếng đồng hồ và có rất nhiều lựa chọn cho bạn. Gia đình nào có xe riêng thì quá tuyệt rồi, theo đường Phạm Hùng bạn đi thẳng sang thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, rẽ vào đường 28 đi tầm 25km nữa là lên đến Tam Đảo.



Chỗ ăn chơi Tam Đảo:

+ Tháp truyền hình: cao 93 m trên đỉnh Thiên Nhị với độ cao 1.375 m. Ðường đi lên tuy vất vả nhưng lãng mạn, nên thơ. Dọc đường lên là hoa phong lan, hoa cúc quỳ và các loài hoa dại không tên khác nở đầy lối đi, tỏa hương thơm lạ, mầu sắc rực rỡ… Ở nơi đây nhiều loại bướm đủ mầu rập rờn trên hoa lá, đậu, bay theo du khách như các sứ giả đón khách ghé thăm. Lên tới đỉnh, phóng tầm mắt ra bốn phía là mênh mông trời, đất, gió, mây…

Tháp truyền hình

Sau khi leo bộ lên gần 1.400 bậc đá đứng trên đỉnh Thiên Nhị, đứng dưới chân ngọn tháp truyền hình cao hơn 100 m, với cảm giác của một người vừa chinh phục đỉnh cao, hít một hơi căng đầy lồng ngực luồng không khí trong lành của Tam Ðảo, ta bỗng thấy lòng mình thanh thản.

+ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn: Nếu vì thời gian eo hẹp, không thể leo lên được đỉnh Thiên Nhị, bạn hãy leo gần 200 bậc đá đến Ðền Bà chúa Thượng Ngàn. Ngôi đền là nơi lưu giữ một truyền thuyết đẹp. Với khung cảnh mộng mơ của thị trấn miền mây trắng vẫn còn nguyên vẹn.

Đền bà Chúa Thượng ngàn Tam đảo

+ Thác Bạc: Từ trung tâm thị trấn Tam Đảo, rẽ phải theo lối mòn, hút xuống thung lũng sâu, thác Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dòng nước trắng bạc, lóng lánh ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Một dòng suối nhỏ từ trên cao 50 m ào ào tuôn nước, thả vào gió tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như tiếng ngàn xưa…

Thác Bạc

Nước trong và mát lạ thường, đôi chân trần của du khách cứ thoải mái đùa nghịch với nước. Thanh niên nam nữ tụ hội quây quần dưới thác, còn các bậc trung niên cũng không thể cưỡng nổi sức hút của thác Bạc. Con đường lên xuống thác không quá dài nhưng cheo leo với những bậc đá dựng đứng. Du khách mặc dù mệt nhoài nhưng vẫn tươi cười đắc ý vì vừa chinh phục được đoạn đường gian khổ.

Khách du lịch đùa nghịch, chụp ảnh lưu niệm bên Thác bạc

+ Đỉnh Rùng Rình: nếu thích mạo hiểm, bạn hãy đi xa chút nữa tới đỉnh Rùng Rình, ở đây cây cối, núi non đẹp như trong cổ tích, có nhiều cây to mấy người ôm phủ đầy hoa phong lan, tiếng chim hót ríu rít vang động, bươm bướm bay rợp trời. Xa hơn nữa là Tam Ðảo 2, nơi mà vào thời Pháp cũng là điểm du lịch nghỉ mát lý tưởng, nhưng nay bị bỏ hoang, mang vẻ đẹp hoang dã, cô liêu.

+ Cổng trời: Từ thi trấn Tam Đảo bạn đi thẳng lên nhà thờ thời Pháp rẽ trái đi thẳng là tới Cổng trời. Ðứng trên Cổng Trời nhìn xuống thị trấn Tam Ðảo mờ mờ ảo ảo trong những làn sương chợt đến chợt đi ta thấy Tam Ðảo đẹp lạ lùng. Mây mù quấn quýt quanh người, những cơn gió từ cánh rừng thông xanh mơn mởn. có thể làm bạn rùng mình giữa ngày hè oi ả.

Toàn cảnh Tam Đảo nhìn từ cổng trời lúc sáng sớm

+ Nhà thờ cổ Tam Đảo: Được xây dựng vào năm 1937, giáo xứ nơi đây đã xây dựng ngôi thánh đường hiện nay theo lối kiến trúc Pháp với chiều dài 26m, rộng 11m. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” đã làm cho toàn bộ những ngôi biệt thự tại Tam Đảo bị phá hủy hoàn toàn, nhà thờ là công trình kiến trúc duy nhất được bảo toàn.

Nhà thờ cổ Tam đảo

Đây là một điểm tham quan khá lý thú, đứng trên nhà thờ cổ bạn cũng có thể nhìn thấy toàn cảnh thiên nhiên Tam đảo rất mộng mơ. Bạn có thể chụp ảnh lưu niệm với bạn bè và người thân của mình. Rất nhiều cặp tình nhân chọn nơi này làm nơi chụp ảnh cưới cho mình.

Tham quan và chụp ảnh lưu niềm trên nhà thờ Tam đảo

+ Tắm bể bơi: Ở Tam đảo ngoài một số chỗ chơi trên bạn có thể đi bơi tại bể bơi công cộng. Là bể bơi nằm lưng chừng núi nên rất lãng mạn. Tắm ở đây nước rất sạch sẽ, bạn nên tắm vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều vì tắm vào gần tối nước sẽ khá lạnh. Giá vé tắm bể bơi là 50.000VND, nếu bạn nào lỡ mua mà không tắm nữa có thể trả lại đấy.

Bể bơi rất nhiều du khách chọn làm nơi thư giãn

+ Đánh golf: Dịch vụ sân Golf Tam Đảo tiêu chuẩn quốc tế, rộng 300 m2 bao gồm: khu sân tập, bãi tập chíp bóng có bẫy cát và hàng loạt bẫy gạt bóng bao quanh. Trên 100 xe golf, và đội ngũ 200 nhân viên điều hành golf chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng phục vụ.

Sân golf được lọt vào top 10 sân golf nổi tiếng thế giới

+ Ăn uống tại Tam Đảo khá đắt, nên khuyến khích bạn đến đây nên mang theo 1 số đồ ăn sẵn. Trên Tam Đảo có mấy nhà hàng đồ ăn khá ngon nổi tiếng với món gà đồi, su su các loại món như xào, luộc, gà bọc đất. Xin giới thiệu cho bạn một số nhà hàng ở Tam Đảo: nhà hàng Hải Đăng, nhà hàng Hàng không…

Vuongloan

Tiết lộ kinh nghiệm đi Sapa săn tuyết đầu mùa đôngTuyết 2017

Bạn đang cần kinh nghiệm săn tuyết, ngắm tuyết SaPa?

SaPa và các điểm cao miền Bắc trong mấy ngày này đã có tuyết rơi phủ kín, bạn muốn đi ngắm tuyết SaPa nhưng không biết phải chuẩn bị những gì? Kinh nghiệm săn tuyết Sapa, ngắm tuyết SaPa của Mẹo Phượt sẽ hướng dẫn bạn từ A đến Z. Đừng quên mang 1 chiếc máy ảnh xịn hoặc điện thoại chụp ảnh tốt như iPhone 6S đi nhé!

Sapa, Kinh Nghiệm, Lào Cai, kinh nghiệm phượt, phượt giá rẻ, cắm trại, cuối tuần, du lịch bụi, khám phá, tư vấn phượt, săn tuyết, đón tuyết, tuyết sapa, sapa 2017, sapa mùa đông,
Nhà thờ Sapa ngập chìm trong tuyết trắng

Theo định kì thì vào khoảng đầu và cuối tháng 1 thì SaPa sẽ có những đợt rét đậm và tại 1 số nơi như Y Tý hay Bát Xát chắc chắn sẽ xuất hiện băng tuyết. Thời tiết có thể giảm xuống đến -3 độ và băng tuyết thậm chí còn nhiều hơn mọi năm. Chắc chắn người ưa du lịch từ khắp nơi cũng sẽ nhằm dịp này mà đến SaPa ngắm tuyết.

Sapa, Kinh Nghiệm, Lào Cai, kinh nghiệm phượt, phượt giá rẻ, cắm trại, cuối tuần, du lịch bụi, khám phá, tư vấn phượt, săn tuyết, đón tuyết, tuyết sapa, sapa 2017, sapa mùa đông,
Sa Pa chìm trong tuyết trắng năm 2015
Đây là thời điểm các bạn phải nhớ kĩ những kinh nghiệm săn tuyết, SaPa mà Mẹo Phượt đưa ra kẻo lại loay hoay không biết đi ngắm tuyết phải chuẩn bị những gì. Bởi tuyết đã bắt đầu rơi phủ kín các sườn đồi ở SaPa và các địa điểm như Cao Bằng hay Hà Giang. Đừng bỏ lỡ dịp ngắm tuyết hiếm có này trong năm nhé. Địa điểm hay có tuyết ở SaPa là ở đèo Ô Quy Hồ, khu vực Fansipan... Máy ảnh sẽ khá khó hoạt động và dễ bị ẩm trong thời tiết này vì thế hãy chuẩn bị 1 chiếc smartphone có khả năng chụp ảnh tốt như iPhone hoặc Samsung. iPhone 5S hoặc iPhone 6 sẽ là sản phẩm có giá khá mềm trong thời điểm này.

Ghi nhớ những địa điểm có tuyết ở SaPa

Để có thể ngắm được tuyết đẹp thì bạn phải ghi nhớ những địa điểm có tuyết. Không phải địa điểm nào ở SaPa cũng hay có tuyết rơi, dù bạn lên đúng đợi tuyết rơi nhưng không đến đúng nơi cũng có thể không gặp được tuyết hoặc không gặp được cảnh tượng tuyết rơi nhiều và đẹp. Ít ra thì thị trấn SaPa nơi xe dừng rất hiếm khi có tuyết mà bạn muốn ngắm tuyết thì phải ngắm ở địa điểm cao hơn.
Sapa, Kinh Nghiệm, Lào Cai, kinh nghiệm phượt, phượt giá rẻ, cắm trại, cuối tuần, du lịch bụi, khám phá, tư vấn phượt, săn tuyết, đón tuyết, tuyết sapa, sapa 2017, sapa mùa đông,
Tuyết phủ đầy đường đi

Theo kinh nghiệm săn tuyết của người ưa du lịch thì khu vực hay có tuyết ở SaPa là khu núi Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quy Hồ hay khu Cổng Trời, Thác Bạc. Từ SaPa bạn tìm đường đi đến những khu vực này khá dễ, chỗ gần thì 20km, xa thì 40km. Nếu có thời gian và chịu khó thì bạn đi đèo Y Tý, tuyết băng sẽ nhiều và đẹp hơn.

Kinh nghiệm săn tuyết này của Mẹo Phượt tổng hợp từ các phượt thủ, người du lịch có kinh nghiệm nhiều lần lên SaPa ngắm tuyết chắc chắn sẽ giúp bạn chuẩn bị chu đáo để đảm bảo an toàn và sức khỏe của bạn. Hãy chuẩn bị thật kĩ càng, chộp lấy thời gian có tuyết để có những trải nghiệm đáng nhớ trong mùa đông năm nay. Tháng 11 ngắm hoa hướng dương Nghệ An phủ vàng xứ nghệ, tháng 12 ngắm tuyết lạnh SaPa rơi trắng núi đồi thì còn gì bằng. Nhưng săn tuyết khó hơn đi ngắm hoa hướng dương Nghệ An nhiều đấy nhé.

Lúc nào cũng sẵn sàng

Bạn là một người ham du lịch và không thể bỏ qua việc ngắm cảnh núi đồi chìm đắm trong màn tuyết trắng đẹp tuyệt? Vậy thì hãy đặt bản thân vào trạng thái sẵn sàng lên cung đi ngắm tuyết. Bởi tuyết ở Sapa sẽ không rơi dài ngày, có khi chỉ 1 ngày là đã hết tuyết nên bạn cần thường xuyên theo dõi thời tiết. Nếu thấy dự báo có tuyết thì cân nhắc bắt xe hoặc tàu lên SaPa ngay. Bạn cũng có thể chờ đài báo thông báo tuyết rơi mới phi lên SaPa nhưng lúc nào cũng phải đặt bản thân vào trạng thái sẵn sàng nhé.
Sapa, Kinh Nghiệm, Lào Cai, kinh nghiệm phượt, phượt giá rẻ, cắm trại, cuối tuần, du lịch bụi, khám phá, tư vấn phượt, săn tuyết, đón tuyết, tuyết sapa, sapa 2017, sapa mùa đông,
Sương giá ở Sapa

Tuyết thường xuất hiện ở Sapa khi nhiệt độ ở đây về khoảng 0 độ hoặc thấp hơn nữa, vì vậy hãy chú ý nếu xem dự báo thời tiết trên Tivi sắp có đợt lạnh tăng cường hoặc bạn có thể truy cập ứng dụng thời tiết trên điện thoại để theo dõi trước thời tiết 7 ngày hoặc lâu hơn.

Để được tận tay sờ tuyết, cảm nhận sự mới lạ trong khôn gian tuyết trắng bao phủ, bạn nên chuẩn bị sẵn 1 khoản tiền bạc, xe cộ (nếu bạn đi xe máy), quần áo ấm và các vật dụng cần chuẩn bị khác mà chúng tôi liệt kê dưới đây. Đừng để lúc có tuyết bạn lại hết tiền hay chiếc xe của bạn lại dở chứng. Có thể bạn phải đợi đến mùa đông năm sau, hoặc năm sau nữa mới lại có cơ hội lần 2 đó.

Mùa đông nhiệt đới thật hiếm khi gặp tuyết rơi vì vậy được ngắm tuyết rơi ở Sapa là một trải nghiệm thú vị mà bạn không thể bỏ qua, cũng không phải tốn kém chi phí để sang tận xứ sở Kimchi xa xôi. Thật tuyệt với phải không?
ngam tuyet Sapa, san tuyet sapa can chuan bi nhung gi
Ngắm tuyết Sapa rất thú vị lúc hoàng hôn
Bảo quản đồ điện tử:
Trong thời tiết giá lạnh và ẩm ướt như vậy bạn không nên bỏ những đồ điện tử như máy ảnh hay điện thoại quá lâu ở bên ngoài. Chắc hẳn bạn không muốn những chiếc điện thoại đắt tiền như iPhone 5, iPhone 6 của mình nhanh chóng giảm tuổi thọ chứ?Tốt nhất là mang theo bao đựng đồ bằng nhựa trong suống loại chụp dưới nước để đựng iPhone, Samsung tùy từng loại và máy ảnh nếu không chúng dễ bị ẩm. Mang thêm sạc hoặc pin dự phòng vì chúng sẽ nhanh hết pin
Sapa, Kinh Nghiệm, Lào Cai, kinh nghiệm phượt, phượt giá rẻ, cắm trại, cuối tuần, du lịch bụi, khám phá, tư vấn phượt, săn tuyết, đón tuyết, tuyết sapa, sapa 2017, sapa mùa đông,
Đến Sapa vào những ngày này, bạn có thể được ngắm tuyết rơi

Chuẩn bị trang phục du lịch Sapa

Dĩ nhiên, Việt Nam là nước nhiệt đới, hầu hết mọi người không quen thuộc với khí hậu quá lạnh hay thời tiết có tuyết nên bạn phải chuẩn bị thật kĩ càng về trang phục. Nhiệt độ khi có tuyết tại SaPa thường là từ 0 độ đến dưới 0 độ C nên nếu bạn chỉ sử dụng quần áo ấm bình thường thì chắc chắn bạn sẽ run như cầy sấy khi mới đặt chân đến nơi đây chứ đừng nói gì thoải mái chơi đùa. Ngoài các loại đồ ấm bình thường hãy tìm mua các sản phẩm giữ ấm đặc biệt:
mặc gì đi ngắm tuyết?
- Miếng dán giữ nhiệt, có bán ở rất nhiều nhà thuốc hoặc bán trên mạng. Bạn sử dụng để dán dưới tất hay để trong túi áo, sẽ có hiệu quả giữ ấm đáng kể.
- Áo lót giữ nhiệt bên trong. Khẩu trang, mũ len, khăn len, găng tay, bịt tai, tất chân. Có thể mua được găng tay và tất cân loại chống thấm nước thì càng tốt.
- Áo khoác: Chọn loại áo khoác thật dày, không chỉ có khả năng giữ ấm mà còn phải có khả năng chống nước, chống gió vì khi trời có tuyết sẽ khá ẩm. Nhiệt độ cơ thể có thể làm tuyết tan gây ướt người.
- Quần: Nên mặc quần tất len dày bên trong và thêm 1 quần vải trơn, tránh bám tuyết bên ngoài.
- Giày: Chọn loại dày dày dặn vì dù có đi tất thì chân bạn vẫn sẽ bị lạnh. Giày phải có đế chống trượt vì đi trên nền tuyết rất dễ trơn trượt làm bạn bị ngã.
- Bó ống; Loại này bạn có thể mua ở các cửa hàng đồ du lịch, giá khá rẻ, chủ yếu để tránh tuyết rơi vào giày.
chuan bi di san tuyet sapa
Vật dụng cần mang theo:
Ngoài quần áo cần chuẩn bị để chống rét thì bạn cũng cần mang theo thêm các vật dụng khác ngoài những vật dụng thông thường mang theo khi đi du lịch để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân:
- Cả đoàn hoặc mỗi người nên mang theo 1 chai rượu nhỏ để đề phòng trời lạnh quá thì uống cho ấm người.
- Dầu gió, dầu gừng và các loại thuốc cảm là không thể thiếu để tránh trường hợp cảm gió.
- 1 bộ áo mưa rời vừa người sẽ giúp bạn chống lại gió tuyết tốt hơn.
Sapa, Kinh Nghiệm, Lào Cai, kinh nghiệm phượt, phượt giá rẻ, cắm trại, cuối tuần, du lịch bụi, khám phá, tư vấn phượt, săn tuyết, đón tuyết, tuyết sapa, sapa 2017, sapa mùa đông,
Tuyết rơi dày đặc như châu Âu

Về di chuyển ở Sapa:

Các bạn có thể đi SaPa bằng 3 phương tiện chính:
- Tàu hỏa: Các bạn bắt tàu từ ga Hà Nội đến Lào Cai rồi từ Lào Cai bắt xe khách nhỏ đi SaPa. Giá vé tàu khá rẻ. Bạn xem giá vé và giờ tàu xuất bến trong bài viết Bảng giá vé tàu đi SaPa.
- Ô tô: Có rất nhiều ô tô khách chạy vào các khung giờ từ Hà Nội đi SaPa hoặc đến Lào Cai. Xe đi SaPa thường nằm ở bến xe Mỹ Đình.
- Xe máy.

Di chuyển trong thời tiết mưa tuyết có đặc điểm là trơn trượt khi đi trên mặt băng. Mà chúng ta hầu như không ai có kinh nghiệm đi trên băng vì thế dù di chuyển bằng ô tô hay xe máy thì bạn cũng phải lưu ý các chỉ dẫn an toàn, không phanh gấp, không bơm căng lớp xe vì sẽ giảm diện tích tiếp xúc của bánh xe với mặt đường.

Với xe máy thì bạn nên xịt bớt hơi trước khi đi vào vùng tuyết, mang theo xích hoặc dây thừng để bao quanh bánh xe sẽ giảm sự cố trơn trượt, khi vào cua nên giữ thẳng xe.

Trên đây là các chỉ dẫn đi SaPa săn tuyết, ngắm tuyết của các phượt thủ, người du lịch có kinh nghiệm. Hãy sẵn sàng lên đường bất kì lúc nào và chúc bạn may mắn có chuyến đi chơi vui vẻ, nhiều ảnh đẹp trong khoảnh khắc đất trời trắng xóa tuyết rơi.

Kinh nghiệm gửi xe theo ô tô và tàu hỏa


Hiện nay với sự phát triển của các tuyến xe khách chất lượng cao tới hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, việc gửi đồ đạc và hàng hóa theo xe gần như đã không còn gặp nhiều khó khăn như trước. Với các bạn yêu thích việc du lịch bằng xe máy thì có thêm một sự lựa chọn để giảm bớt thời gian cho hành trình của mình bằng cách đi xe bus và gửi xe máy kèm theo ô tô hoặc tàu hỏa. Mẹo Phượt xin chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm nhỏ khi gửi xe máy như sau

GỬI XE Ô TÔ

1. Lựa chọn nhà xe

Không phải toàn bộ các nhà xe đều đồng ý cho bạn gửi kèm theo xe máy chính vì vậy bạn nên kiểm tra thật kỹ bằng cách liên hệ trực tiếp với các nhà xe để hỏi về vấn đề này. Tiếp theo bạn cũng nên thỏa thuận giá cả với nhà xe (nếu có thể tốt nhất là mua vé xe + vé người trước ) nhất là vào các dịp lễ bởi số lượng xe máy gửi kèm theo ô tô thường chỉ khoảng từ 2-4 xe.


Gửi xe ô tô bằng tàu hỏa

2.Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ

Nếu bạn đi cùng chuyến xe bus mà bạn gửi xe máy thì việc này không quá phức tạp, bạn chỉ cần mang theo giấy tờ xe bên người. Trong trường hợp khác, nếu bạn (chủ xe) và xe máy không cùng trên một chuyến bạn cần gửi kèm đăng ký xe cho nhà xe, nếu bạn không đồng ý việc này hoặc xe bạn không có giấy tờ họ có thể từ chối vận chuyển xe cho bạn hoặc sẽ vận chuyển nhưng bạn sẽ phải chấp nhận rủi ro nếu xe bị CSGT giữ lại dọc đường khi kiểm tra

3.Tháo gương và bọc một số chỗ dễ xước

Bạn nên tháo 2 gương ra cất vào balo để tránh bị vỡ cũng như chuẩn bị một số mảnh vải (có thể sử dụng quần áo cũ, giẻ lau) để sau khi đưa xe máy vào cốp dưới gầm ô tô sử dụng để bọc, lót xung quanh một số vị trí dễ xước sơn như : phần yếm, phần đèn phía đầu xe, phần nhựa ở bên hông đối với một số xe to ….

4.Không đổ quá nhiều xăng trước ngày gửi xe

Trước khi đưa xe của bạn lên ô tô nhà xe sẽ rút toàn bộ xăng trong xe để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển chính vì vậy trước ngày đi bạn nên tính toán quãng đường đi của mình để sao cho khi ra đến bến lượng xăng còn lại trong xe của bạn không quá nhiều. Hoặc nếu không bạn có thể tự mình hút xăng ra khỏi xe bằng cách sử dụng 1 chiếc ống dài + 1 chai không 1,5 lít, một đầu ống cắm vào bình xăng đầu còn lại bạn thả vào trong lòng ống, sử dụng tay trái để bịt khoảng trống ở miệng chai, tay phải bóp thật mạnh vào thân chai để tạo một lực đẩy vào xăng trong bình rồi sau đó thả ra, lúc này xăng sẽ chảy từ bình vào chai. Chú ý là chai phải để thấp hơn bình xăng

GỬI XE MÁY BẰNG TÀU HỎA


Chú ý: Thời gian gửi xe máy trên tàu Thống Nhất không có quy định cụ thể, bạn cần mang xe ra hoặc gọi điện trực tiếp hỏi nhân viên khu vực gửi hàng hóa tại ga đi mới có thông tin chính xác. Về chi phí, các bạn lựa chọn các ga đi và đến tương ứng ở trong bài, sẽ có mức chi phí tương ứng cho bạn tham khảo (dựa trên thông tin giá xe mà bên đường sắt cung cấp), Cùng Phượt’s team không trả lời được những vấn đề này.
Gửi xe máy phải bọc lót thật cẩn thận

a. Với chăng ngắn như Hà Nội – Hải Phòng

Bạn bắt buộc phải mua vé người mới có thể mua vé gửi xe máy, sau khi có vé người các bạn tới quầy bán vé xe máy xuất trình vé người đã mua để nhận vé xe, giá vé bao gồm cước vận chuyển và giá bốc dỡ (ở cuối bài). Trường hợp này bạn đi cùng xe nên khi tàu dừng bánh bạn có thể nhận xe ngay trong sân ga

b. Trường hợp gửi tàu Thống Nhất

Yêu cầu bắt buộc khi gửi xe máy theo tàu thống nhất là phải có đăng ký xe.

Thủ tục gửi xe như sau :
Bạn mang xe máy + giấy tờ xe tới khu vực vận chuyển hàng hóa tại các ga để làm thủ tục, tại đây nhân viên nhà ga sẽ viết cho bạn 2 phiếu gửi xe trong đó 1 phiếu được gắn trực tiếp vào xe còn 1 phiếu giao cho bạn. Nếu bạn không phải là người nhận thì không ghi tên bạn ở phần người nhận mà ghi tên người thân, bạn bè … Khi nhận xe bạn chỉ cần xuất trình phiếu này + chứng minh nhân dân trùng tên người nhận trong phiếu.

Lưu ý là với các ga chính (Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn) thì thời gian nhận được xe nhanh hơn do số lượng tàu hàng trong ngày xuất phát tại các ga này khá nhiều, với các ga nhỏ như Tuy Hòa, Diêu Trì … thì thời gian để nhận xe máy có thể kéo dài tới vài tuần đến một tháng. Nếu bạn đang trên đường du lịch và muốn gửi xe máy về dọc đường bằng đường tàu hỏa thì mà ga gần nhất với bạn lại không phải là ga chính các bạn có thể làm thêm một bước trung chuyển là gửi từ ga đó về ga chính rồi gửi từ ga chính về tới địa chỉ của bạn ( Ví dụ hiện tại tôi đang ở ga Tuy Hòa và muốn gửi xe nhanh về Hà Nội tôi có thể lựa chọn phương án gửi xe từ Tuy Hòa ngược vào Nha Trang rồi tiếp tục làm thủ tục gửi luôn xe từ Nha Trang về Hà Nội, chọn phương án này thời gian về đến Hà Nội chỉ mất khoảng 5 ngày so với khoảng 3 tuần nếu gửi trực tiếp từ ga Tuy Hòa)

Bảng giá cước vận chuyển xe máy từ Hải Phòng đi Hà Nội và Hải Dương như sau (chiều ngược lại giá tương tự)
Ga đến < 50 cm3 50 cm3 < Dung tích < 125 cm3 Dung tích 125 cm3 > 125 cm3
Hải Dương 55.000 VNĐ 55.000 VNĐ 60.000 VNĐ 65.000 VNĐ
Gia Lâm 76.000 VNĐ 80.000 VNĐ 99.000 VNĐ 104.000 VNĐ
Hà Nội 80.000 VNĐ 84.000 VNĐ 104.000 VNĐ 109.000 VNĐ
Bảng giá cước vận chuyển xe máy tàu Hà Nội – Lào Cai
Ga đến Dung tích < 125 cm3 Dung tích > 125 cm3
Việt Trì 53.000 VNĐ 72.000 VNĐ
Phú Thọ 72.000 VNĐ 97.000 VNĐ
Yên Bái 114.000 VNĐ 153.000 VNĐ
Phố Lu 192.000 VNĐ 257.000 VNĐ
Lào Cai 215.000 VNĐ 289.000 VNĐ

Có 350k đi Tao Đảo ngay và luôn

2 ngày nghỉ cuối tuần muốn đi đâu loanh quanh gần Hà Nội mà trong túi còn chưa tới 400K? Tam Đảo thẳng tiến...
- Xăng xe 40K khứ hồi (2 người 1 xe chia nhau ra nhe)
- Mua đồ ăn vặt, hoa quả, nước: 50K/ người
- Khách sạn: 60K/ người
- Tổng chi phí ăn uống thả phanh: 200K/ người.
May quá chỉ hết 350K, mình vẫn còn sót lại trong ví 20K T.T
(c) Linh Pham
quán gió, cafe tam đảo, phượt tam đảo, checkin tam đảo, mẹo phượt tam đảo, kinh nghiệm đi tam đảo,
quán gió, cafe tam đảo, phượt tam đảo, checkin tam đảo, mẹo phượt tam đảo, kinh nghiệm đi tam đảo,
Khởi hành bằng xe máy từ 7h30 sáng thứ 7. Thong dong bật google map đi hướng cầu Thăng Long tới TP Vĩnh Yên, vào thành phố thì chỉ cần nhìn biển chỉ hướng Tam Đảo mà đi thôi. Đi lần thứ 2 rồi nên cũng nhớ đường rồi, đi dễ dàng lắm, và cẩn thận mấy anh CSGT bắn tốc độ nha.

quán gió, cafe tam đảo, phượt tam đảo, checkin tam đảo, mẹo phượt tam đảo, kinh nghiệm đi tam đảo,
10h lên tới nơi rồi, sương mù bao kín, kiểu lạnh ở trên này không giống lạnh buốt ở Hà Nội, lạnh kiểu dễ chịu gì đâu.

quán gió, cafe tam đảo, phượt tam đảo, checkin tam đảo, mẹo phượt tam đảo, kinh nghiệm đi tam đảo,
Bắt được cái phòng trên tầng áp mái xinh đẹp gì đâu. Như trong truyện cổ tích công chúa ngủ trên giường được hoàng tử tới hôn vại.


Địa chỉ: khạch sạn Chân Mây - khu hành chính 1: 0969 877 868
- Giá thuê 1 phòng lớn cho 7-9 người ở là 550k (trung bình dao động 60-70k/ người nếu đi nhóm đông). Phòng đôi giá 350K-400k có thể ở 2-4 người.



Xin lỗi các cậu, đây là phòng có 3 giường. Giường to ở đằng sau t không chụp nhé. Đi đông nên còn phải xin 2 cái đệm nữa cơ :))


Gần chục đứa phá tan nát cái phòng xinh đẹp sau 1s vì xí chỗ, tranh giường.

Địa chỉ: khách sạn Chân Mây - khu hành chính 1: 0969 877 868
- Giá thuê 1 phòng lớn cho 7-9 người ở là 550k (trung bình dao động 60-70k/ người nếu đi nhóm đông). Phòng đôi giá 350K-400k có thể ở 2-4 người.

Thuê khách sạn ở vị trí gần cao nhất để có view đẹp.

Ăn trưa bằng phở với chảo gà 35K/ bát không ra cái thể thống gì, tốn tiền oan. Ghét nên chẳng chụp ảnh lại nữa.

Toy khuyên các cậu hãy mua đồ ở nhà mang đi, dành tiền ăn thật thật đã cho 1 bữa thịt nướng buổi tối thôy.
Quán cơm, phở, cháo, lẩu bình dân ở đối biện bãi đậu xe ô tô nhé. Nằm bên phải chợ đó. Nhớ tránh xa ra.
Buổi chiều đi chơi một vòng tam đảo, đi bộ cho vui nha.

Cacao nóng 40k/ cốc ở quán Gió
Quán Gió, đi từ thác bạc lên khoảng 400m phượt thủ hay ngồi đây cafe chụp ảnh.

Lên hình cực "deep"

Mấy ngôi biệt thự trên đồi.

Hồ nước trong veo bé xíu ở gần khu biệt thự.




 Rau ở Tam Đảo lúc nào cũng tươi roi rói






 Giá cả:
Gà nướng 250K/ con
Ngọn su su xào tỏi và quả su su luộc đồng giá 30K/ đĩa.
Cơm lam 15k/ thanh

📎 Về rau, các loại thịt xiên nướng và cơm lam đều rất đầy đặn và thơm ngon. Điểm trừ lại là niềm hy vọng lớn lao nhất : Gà nướng.
Lần đầu tới đây mình mê tít món này, ăn ở một dãy bán đồ buổi tối, mà giờ có lẽ chuyển hết vào chợ rồi mình không biết rõ nữa. Hồi ấy ăn ngon dã man ngon kiểu phải ăn ngấu ăn nghiến ý, ngta bọc giấy bạc, nướng mềm, bên trong ướp hàng tỉ thứ gia vị thơm nức mà vị đậm đà ngon thấu trời xanh luôn.
Thế mà đợt này ăn lại, ăn ở chỗ khác, con gà to đùng mà chỉ có 250K là quá rẻ so với mức giá trên này rồi, nhưng khi mang ra ăn thì đúng kiểu gà luộc được tẩm gia vị nướng rồi bọc giấy bạc xong làm nóng ý. Bên trong thịt chẳng ngấm một chút vị nào, chán ơi là chán, gà tuy không bở nhưng cũng chẳng ngọt thịt. Ăn thất vọng quá thể luôn.




Mình thích mấy thử cổ cổ rêu phong như này này









 Em chó siêu cấp lùn, nhìn ngu ngu yêu thặc