This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Showing posts with label Tây Bắc. Show all posts
Showing posts with label Tây Bắc. Show all posts

KINH NGHIỆM PHƯỢT CỰC TÂY A PA CHẢI (2016)


Đoàn mình vừa đi A Pa Chải, Điện Biên đợt 30/4, tranh thủ khi những địa danh Mường Lay, Mường Nhé, Mường Tè…vẫn còn tươi mới trong trí nhớ nên chia sẻ lại chút kinh nghiệm của nhóm.
IMG_0932
Do mình đi vào 30/4 rất đông nên đành “lên đỉnh tập thể” =(( mà cột mốc thì quá “đẹp” =((
A Pa Chải là tên gọi cực Tây của Việt Nam, được mệnh danh là đỉnh núi nơi “một con gà gáy ba nước cùng nghe thấy” (Việt Nam, Lào, Trung Quốc). Trong 4 cực mình đã chinh phục thì mình thấy đây là cực khó nhằn nhất trong cả quãng đường đi bằng sức máy (xe máy đến chân núi :p) lẫn chặng đường bằng sức người (từ chân núi lên đến đỉnh :p).
THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP
A Pa Chải nên đi vào mùa khô (tháng 11 đến tháng 4) do đường xá không bị sạt lở và trơn trượt nên tương đối thuận lợi để di chuyển, tuy nhiên đợt bọn mình đi (30/4 – 4/5) cũng bắt đầu mùa mưa rồi, nghe nói mấy ngày trước khi bọn mình tới là mưa triền miên luôn, chiều tối lúc mình tới cũng có trận mưa đá siêu to nên sáng hôm sau leo núi bùn đất hơi lấm lem. Nếu các bạn bố trí đi được trước cuối tháng 4 chắc ổn hơn đó. Nghe nói tầm tháng 9, tháng 10 là mùa lúa chín và mùa dã quỳ vàng ruộm bên đường nên khung cảnh sẽ nên thơ hơn :p nhưng mình không rõ đợt đó mưa gió thế nào.
ĐI LẠI
Từ Hà Nội đến  Điện Biên bạn có thể lựa chọn: máy bay, xe bus, xe máy hoặc tàu hỏa và xe máy
Loại phương tiện Giá cả Ưu điểm Nhược điểm
Máy bay
(vietnamairlines)
1,8 – 2,4 triệu khứ hồi Nhanh, tiết kiệm thời gian dịch chuyển trên đường Không ngắm được cảnh vật ven đường, không thưởng thức được đặc sản địa phương các vùng đi qua
Xe buýt
(từ bến xe Mỹ Đình hoặc Giáp Bát)
300k – 375k Tiết kiệm được thời gian (có thể đi xuyên đêm)
Chi phí rẻ
Có rủi ro khi xe ô tô đi đường núi đèo

Xe máy Xăng tầm 100k/ ngày trung bình 250km Tự do, chủ động trong hành trình, thích thì dừng :p
Hòa mình với thiên nhiên, cưỡi mây về gió =)))
Chi phí rẻ
Ê eeeeeeeeeeeeê mông…
Rủi ro khi đi đường núi quanh co và dài

Tàu hỏa + xe máy
(http://dsvn.vn/#/)
Đi tàu lên Lào Cai rồi đi xe máy lên Điện Biên và về Hà Nội
Vé ngồi mềm 205k
Vé nằm mềm 384k
(phí gửi xe 227k/xe, 25k cho xe lên tàu, 25k dỡ xe xuống tàu)
Cộng ưu điểm của Xe Buýt và xe máy, lại yên tâm về độ an toàn. Nên chọn toa giường nằm để có thể ngủ được, sẵn sàng cho chuyến đi xe máy hôm sau. Thủ tục gửi xe máy hơi lằng nhằng tí ti.
Mua thêm ít đường từ Lào Cai sang.
CUNG PHƯỢT XE MÁY
Đoàn mình có 4 xe, 8 người đi tàu đêm từ Hà Nội lên Lào Cai sau đó bắt đầu hành trình ê mông 5 ngày trên ngựa sắt từ Hà Nội – Lào Cai – Lai Châu – Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình – Hà Nội.
(Lịch trình chi tiết ở phía cuối bài)
CÁC CHỖ ĂN NGHỈ
Mường Tè: nhà nghỉ Đức Huy ở đầu thị trấn, giá 200k/ phòng sạch sẽ bình thường, chấp nhận được ở 1 tỉnh miền núi
A Pa Chải: trên đường từ Chung Chải đến A Pa Chải bọn mình dừng ăn trưa ở nhà hàng Bình An (xã Leng Su Sìn, cách cầu Đoàn Kết khoảng 11km, sđt 0943000244), đồ ăn rất ngon, sạch sẽ, giá trung bình 60k/ người cả đồ uống. Ở đây còn có đủ cả karaoke (100k/ giờ) và bi-da, lần đầu tiên đi phượt mà xõa karaoke đến thế =)))) Sau đó anh Tư chủ quán cho số anh Nem (0988731132) trên A Pa Chải để tụi mình liên hệ ăn ngủ. Nhà anh Nem ở cách đồn biên phòng khoảng 1km, có 3 phòng trên gác xép và 2 phòng bên dưới hông nhà đều nhỏ xinh, gọn gàng đầy đủ chăn đệm, giá ngủ 50k/ người, ăn uống ngon lành sạch sẽ tầm 60k/ người/ bữa. Tụi mình đã hý hửng tá túc nhà anh Nem thì các chú biên phòng qua kiểm tra và bắt về đồn đăng ký và ngủ lại ở đồn, thế là ngậm ngùi chia tay mấy tổ chim xinh đẹp ấm cúng nhà anh Nem L Đến đồn hôm đó chắc đâu đó mấy chục đoàn cùng ở, cái nhà sàn chia ra nhiều khoang, đoàn mình ở 2 khoang, mỗi khoang 4 người, giá nghỉ là 100k/ người. Nhà tắm và nhà vệ sinh bẩn, nước nôi khắp nơi (chắc do quá tải các đoàn). Bọn mình đặt 2 bữa: ăn sáng (cơm, 1 đĩa bắp cải luộc + 1 đĩa thịt ba chỉ rang 2/3 là mỡ) và ăn trưa (xôi gà) là 80k/ người.
Mường Nhé: trên đường về thì đoàn mình nghỉ ở nhà nghỉ Thuấn Mai (09795399191)rộng rãi và sạch sẽ, 200k/ phòng. Ăn tối ở nhà hàng Ẩm thực Quê hương gần đó đủ lợn bò gà siêu ngon và có rượu rất êm, uống xong ngủ ngon mà dậy không hề đau đầu :p
HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ CỘT MỐC (2 tiếng lên + 1,5 tiếng xuống)
Nếu muốn chinh phục cột mốc trong ngày thì nên đến đồn biên phòng vào buổi sáng (thì không cần ăn ngủ ở đó).Thủ tục đăng ký với đồn biên phòng rất đơn giản, đi vào cửa gửi xe gặp trực ban trình bày nguyện vọng đi thăm cột mốc số 0, các anh sẽ thu chứng minh thư, tiền dẫn đoàn là 400k/đoàn.
IMG_3864
Đoàn mình với anh bộ đội Tư dân tộc Hà Nhì dẫn đoàn
Từ đồn biên phòng 317, cần đi xe máy 1 đoạn chừng 7 – 8km để đến chân núi, đoạn đầu đường đất khá xấu, đặc biệt hôm bon mình đi là sau trân mưa nên lầy lội và sình lầy. Mất tầm 1km đường đất xấu thì đến đoạn đường trải bê tông ngon nghẻ, nhưng dốc tức, dài và  uốn lượn nhiều nên cũng phải ga/số liên tục mới lên được.
IMG_0901 - Copy.JPG
Đường “xe máy” đến chân cột mốc😛
Cho ngựa sắt nghỉ ngơi dưới chân núi, đoàn mình bắt đầu chinh phục A Pa Chải bằng sức người😛 đoạn đường leo cột mốc O A Pa Chải theo mình có thể chia làm 2 chặng: nửa đầu đường tương đối khó leo, đặc biệt là 2 chặng núi đá ban đầu, rất ít gờ, khi leo có nhiều đá nhỏ rơi ra (do tối hôm trước vừa có mưa đá) nên cũng hơi run ngay khi khởi động L Lúc đó chỉ ước có cái dây thừng để rồng rắn kéo nhau qua khỏi đoạn này. Chặng khởi động này cao và dốc liên tục nên rất mất sức (đồng nghĩa với giảm nhuệ khí và nản tinh thần :p). Hết đoạn đường này là con đường mòn xuyên qua rừng cỏ tranh, vì cỏ rất sắc nên các bạn lưu ý choàng 1 cái áo sơ mi mỏng dài tay để tránh cỏ cứa vào tay nhé. Kinh nghiệm leo thì cũng giống Fan thôi, leo bước nhỏ để giữ sức, mỗi lần uống nước thì uống từng hớp nhỏ và kiềm chế để không bị háo nước :p Chống chỉ định khi đi leo núi là có thành viên mè nheo sẽ giảm khí thế của cả đoàn, và lưu ý không nên nghe nhạc bolero nhé, mình đi gần 1 đoàn nghe “về đâu mái tóc người thương” mà chỉ tưởng tượng ra cảnh một anh kéo tóc cô “người thương” vượt núi =))))
IMG_0915.JPG
Mệt thì mệt mà tươi thì tươi :))
Đến được chỗ 4 hòn đá thần kỳ này là đã đi được ½ quãng đường rồi đấy
IMG_0908.JPG
Thấp thoáng “gậy Trường Sơn”😀
Chặng sau của hành trình leo núi nhẹ nhàng hơn, những con dốc ngắn lại, thấp hơn, thay vào đó là con đường mòn xinh đẹp xuyên qua những tán cây và rặng hoa rừng. Tiếng chim hót líu lo, tiếng suối róc rách chảy xua tan bớt những mệt nhọc ban đầu.
Sau tổng cộng 2 tiếng với đủ loại tư thế bò, trườn, leo, chạy, nhảy…chúng tôi đã chạm mốc 0 với niềm vui và niềm tự hào vô bờ. Lên “đỉnh” thì thích rồi, tầm nhìn trên 10km, gió mơn man làn tóc rối bờ môi khô và thổi lồng lộng trên những rặng núi của các nước bạn =))))))
IMG_0923.JPG
Giao điểm của 3 nước Việt – Lào – Trung
Đoạn đường xuống núi thì đơn giản hơn nhiều, mẹo là tự tin chạy bước nhỏ xuống dốc sẽ rất nhanh và đỡ tốn sức.
IMG_0949.JPG
Vân + Bin ơi…quay lại A Pa Chải nhận hàng :D 
Sự nguy hiểm của việc để lại dấu vết “mở” vì nhiều người khác rất sẵn lòng giúp bạn viết tiếp câu sao cho nghĩa thay đổi =)))))
CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT
*Đi đường: bọc đầu gối và khuỷu tay: tránh chấn thương khi va chạm hoặc xòe
*Leo núi:
  • giầy thể thao có đế bám chắc mặt đất
  • găng tay gai tạo độ bám (và có thêm tác dụng phụ là tránh bị chồng/ bạn zai lườm nguýt khi anh bộ đội kéo tay giúp những đoạn khó =))))
  • nước: mình bị cuồng nước thánh Revine từ đợt leo Fan =)) nước gì mà vị rất vừa vặn, uống đến đâu tỉnh đến đó, sinh lực tràn trề =)))
*Chụp ảnh: áo cờ đỏ sao vàng =)) cờ Việt Nam, các loại băng rôn khẩu hiệu, điện thoại, máy ảnh
*Đăng ký/ xin phép leo A Pa Chải: chứng minh thư hoặc hộ chiếu
*Các vật dụng khác: thuốc men, áo mưa bộ, đèn pin nhỏ…
LỊCH TRÌNH CHI TIẾT
Ngày 1, 30.4: tổng 266km
– Lào Cai – Sapa 36 km
– Sapa – Thác Bạc -Ô Quy Hồ – Tam Đường –  Lai Châu 72km
– Lai Châu – Phong Thổ – Mường Tè 158 km
Ngày 2, 1.5: tổng 154km
Bọn mình chọn cung khó hơn vì không muốn lặp lại đường đi
– Mường Tè – Pắc Ma (54km) – Mù Cả (20km) – cầu Đoàn Kết, Chung Chải (53km) ngã 3 cách A Pa Chải 33km, Mường Nhé 18km)
– Chung Chải – A Pa Chải 33km
Ngày 3: 2.5: tổng
– sáng leo cột mốc, chiều 4h xuống
– chạy về Mường Nhé ngủ 80km
Ngày 4: 3.5: tổng 350 km
– mường nhé mường chà 118
– mường chà điện biên 50km
– điện biên sơn la 156km
– sơn la hát lót
Ngày 5: 4.5: tổng 317– sơn la mộc châu 115km
– mộc châu mai châu 66km
– mai châu hoà bình 66km
– hoà bình Hà Nội 70km
Ảnh Bonus 1😀
DSC_1155.JPG

Ảnh Bonus 2
DSC_1117.JPG
Ảnh Bonus 3
DSC_1193.JPG

HÀ MAI – PERSONAL BLOG

Kinh nghiệm phượt SAPA chỉ với 1800k

Cần gì người yêu, triệu tập ngay hội chị, em, bạn, dì đi săn mây săn hoa ở Sapa thôi nào. Đi càng đông càng rẻ chính là bí kíp của Phương Uyên Bùi cùng nhóm bạn với 1800k/người.
Đây là chuyến du lịch đầu tiên của 7 chị em. Chúng mình đi vào giữa tháng 10, nên chọn địa điểm là SaPa. Đây là thời điểm thích hợp để đi tránh nắng, nóng của Hà Nội và tận hưởng chút gió lành lạnh trên SaPa nhé. Chúng mình sẽ review lại một số điểm nổi bật cho các bạn nhé.

phượt sapa, kinh nghiệm đi sapa, phượt sapa tiết kiệm, thủ thuật tiết kiệm khi du lịch sapa
1. Phương tiện đi lại:
__(Hà Nội <=> SaPa)
Đây là vấn đề đáng quan tâm nhất khi đi SaPa vì ai cũng biết đường lên SaPa rất nguy hiểm. Các bạn có thể lựa chọn tàu hoả hoặc xe khách. Để tiết kiệm thời gian cũng như chí phí chúng mình chọn xe khách của hãng Hưng Thành (162B Trần Quang Khải). Chúng mình mua vé cả lượt đi lượt về cách ngày đi khoảng 3 ngày cho chắc chắn, giá vé là 220k/ lượt/ người. Mua vé sẽ không có số giường, các bạn nên đi sớm để có giường đẹp cho đỡ say nhé. Điểm trừ của xe là đi đường đèo dốc thì phanh gấp rất nhiều nên hơi mệt lúc đi đèo. Điểm cộng gỡ gạc lại là xe có nhà vệ sinh riêng, wifi khá tốt và giường chăn đệm rất sạch sẽ.
phượt sapa, kinh nghiệm đi sapa, phượt sapa tiết kiệm, thủ thuật tiết kiệm khi du lịch sapa
__(SaPa)
Tại SaPa chúng mình quyết định di chuyển bằng taxi. Vì nhóm 7 con gái nên lựa chọn taxi 7 chỗ. SaPa có những hôm mưa đường rất trơn nên mình thấy đi taxi là an toàn nhất. Đi taxi thì các bạn nên thương lượng giá cả với tài xế, và trên đấy người ta cũng sẽ có những combo đi về các bản, hoặc đi lên Thác. Nếu đi đông chia ra cũng vừa tiền mà an toàn. Còn nếu các bạn muốn đi khám phá, thích phượt có thể di chuyển ở Sapa bằng xe máy. Thuê xe máy tầm 50k/xe và dự trù thêm tiền cọc nhé.
phượt sapa, kinh nghiệm đi sapa, phượt sapa tiết kiệm, thủ thuật tiết kiệm khi du lịch sapa
2. Khách sạn
Chúng mình lựa chọn RUBY HOTEL ở 25 phố Hoàng Liên. Cũng rất tình cờ tìm trên mạng nhưng thực sự đến quá ưng ý vì sự nhiệt tình của bác chủ cũng như phòng ở. Khách sạn cho thuê phòng thuê phòng 6 người và chúng mình phụ thu thêm 1 người. Phòng sạch sẽ có 3 giường lớn, nhà vệ sinh sẵn nước nóng, TV truyền hình cáp và free hẳn 5 chai nước khoáng. Điểm cộng rất lớn ở đây là bác chủ cực kì nhiệt tình, nhẹ nhàng và rất mến khách. Mọi thắc mắc của các bạn sẽ đều được bác giải thích kĩ càng. Bác còn đưa bản đồ tận tình chỉ cho bọn mình chỗ quán ăn nào ngon, nơi nào nên đi,... Một điểm trừ nhỏ là do đường Hoàng Liên giờ đang có nhiều công trình xây dựng nên đường vào có hơi bùn đất và bẩn nhưng chắc sẽ xong khá sớm thôi.
phượt sapa, kinh nghiệm đi sapa, phượt sapa tiết kiệm, thủ thuật tiết kiệm khi du lịch sapa
3. Ăn uống
__Trước khi đi du lịch, chúng mình mua 1 chút đồ ăn vặt ở Hà Nội, phòng khi đi đường và đi leo núi có bị đói bụng. Đồ ăn vặt thì có thể mua cơm cháy, gà xé, mì tôm, xúc xích,... tuỳ theo sở thích mỗi người.
phượt sapa, kinh nghiệm đi sapa, phượt sapa tiết kiệm, thủ thuật tiết kiệm khi du lịch sapa
__Trên Sapa thì đặc sản có đồ nướng, cá hồi. Cụ thể ăn ở đâu chúng mình sẽ review trong lịch trình nhé.

4.Lịch trình
__Ngày 1:
Chúng mình đi tổng cả là 2 ngày 3 đêm.
+Cụ thể là 21h30 tối thứ 6 tập trung tại 162B Trần Quang Khải. 22h xe bắt đầu xuất phát.
+Đến SaPa tầm 4h sáng thứ 7 (xe chạy 5-6 tiếng)
+Di chuyển taxi về khách sạn khoảng 10 phút (chúng mình gọi 2 xe taxi 4 chỗ mất khoảng 60k).
+4h15 sáng chúng mình check in khách sạn. Nghỉ ngơi thay quần áo, rồi đi ăn sáng. +6h15 sáng chúng mình đi bộ ra gần hồ SaPa ăn phở ở quán phở bò Nam Định. Sau đó ra nhà thờ đá chụp ảnh luôn cho vắng người.
+7h sáng chúng mình leo núi Hàm Rồng (giá vé vào cổng là 70k/ vé/ người). Thời tiết hôm đó rất đẹp nên leo khá nhanh. Nhóm con gái nghỉ chân khá nhiều do mệt nhưng cũng leo hết lên đến Sân Mây. Tại núi Hàm Rồng thì Sân Mây là nơi thu lại toàn cảnh Sapa và không khí thích nhất. Chúng mình dành khá nhiều thời gian ở đây chụp ảnh vì cảnh SaPa cùng mây siêu đẹp.
+9h30 chúng mình đi xuống từ đó (vì sống ảo nhiều nên dành thời gian khá lâu). Về thẳng khách sạn tắm rửa nghỉ ngơi.
+12h trưa đi ăn cơm. Chúng mình chọn ăn ở quán CƠM NHÀ TA số 41 Xuân Viên. Gọi cơm, canh chua thịt, ngọn su su xào tỏi, trứng, thịt heo quay và coca. Cơm canh ngon, khá là sạch sẽ, lịch sự, phục vụ nhanh chóng. Ăn cơm trưa sẽ thêm nhiều năng lượng để leo và đi bộ đó.
+13h chiều đi lên bản Cát Cát bằng taxi. Giá đi lên bản là 100k với xe taxi 7 chỗ (thương lượng giá, không đo km bằng đồng hồ).

+13h20 chúng mình vào cafe The Haven (trên đường vào Cát Cát để sống ảo và nghỉ (do ăn trưa quá no). Đồ uống rơi vào khoảng 40k-60k/ cốc. Đây là địa điểm sống ảo được cả team yêu thích. Quán cafe nằm trên 1 quả đồi nhỏ bao gồm cả nhà hàng, khách sạn. Ở đây đúng kiểu uống cafe giữa mây trời. Khung cảnh đẹp không có gì để chê. Ở sân thượng thu được toàn cảnh ruộng bậc thang và mây trời SaPa có những góc chụp được rất nhiều ảnh đẹp.
+15h20 chúng mình đi tham quan bản Cát Cát. Giá vé vào Cát Cát là 50k/ vé/ người. Ở bản nhiều ngôi nhà gỗ, cảnh đẹp để chụp ảnh. Nói chung bản Cát Cát thì du lịch hoá nên cũng không còn đậm chất SaPa. Nhưng vị trí và thời gian đi hợp lý nên vẫn ưng. Tại cầu Si ở đấy có thác nước rất lớn, nhiều người ra đấy lội nước để chụp ảnh nhưng cũng khá nguy hiểm. (Nhóm mình có bạn thích mạo hiểm đã lội ra giữa nhưng khuyến khích đi cẩn thận nhé).
+17h30 chúng mình bắt taxi về khách sạn (giá taxi 7 chỗ lượt về là 150k).
+19h chúng mình đi bộ ra quán ăn tối và lựa chọn quán CÔ LỊCH số 3 đường Fanxipang. Chúng mình gọi xiên thịt cuộn nấm, cuộn rau cải, cơm lam nướng luôn tại chỗ (khoảng 10k-15k/ xiên). Vẫn trung thành với cơm canh rau và gọi thêm gà nướng than hoa (200k/ nửa con gà). Quán cô Lịch điểm cộng là đồ ăn phong phú nhiều món và đặc sản SaPa nhưng điểm trừ là đông khách, phục vụ khá lâu và không được sạch lắm.
+20h30 chúng mình đi massage chân ở Lavender phố Mường Hoa. (Giá chung ở đấy là 110k/ 45 phút/ người.) Nhưng mình đi tận 7 người nên mặc cả còn 90k/ người cho 45 phút ngâm chân nước nóng và xoa bóp thôi.
+21h30 chúng mình về khách sạn để chuẩn bị vui chơi ngày thứ 2. Do hôm đấy thời tiết sương mù mưa nhẹ nên chợ tình không biểu diễn văn nghệ. Nếu có chúng mình cũng không về khách sạn sớm thế đâu.

Ngày 2:
+7h sáng bọn mình thức dậy, ăn mì tôm chuẩn bị ở nhà thay quần áo trang điểm các thứ.
+9h chúng mình gọi taxi đi Thác Bạc, đèo Ô Quý Hồ, rồi đi đến sân ga lên Phan Xi Păng. Tất cả địa điểm trên nằm trên cùng một dọc đường đi rất tiện. Mình thoả thuận với taxi giá đi từ khách sạn lên các điểm đấy là 600k cả thời gian chờ đợi ăn trưa và chụp ảnh khá lâu. Đầu tiên là lên đèo Ô Quý Hồ. Anh taxi dừng tại điểm đèo khá đẹp cho chúng mình chụp ảnh. Trên đèo gió rất lạnh mặc dù hôm đấy là ngày nắng khá ấm nên các bạn nhớ mặc ấm 1 chút. View ở đây cực đẹp tưởng như chạm được vào mây ạ.
+10h chúng mình di chuyển đi Thác Bạc. (Giá vào cửa là 20k/ lượt/ người) Có Thác Tình Yêu cũng trên đường đi nhưng giá vé cao hơn 80k/ người/ lượt nhưng nghe review thì đẹp hơn rất nhiều. Nhưng vì hôm trước leo rất mệt và đau chân nên chúng mình chọn Thác Bạc cho quãng đường lên thác ngắn hơn và tiết kiệm chi phí.
+11h chúng mình đi ăn trưa và bung lụa bữa này với đặc sản cá hồi tươi SaPa tại Thác Bạc Rétaurant ở khu du lịch Thác Bạc. Chúng mình 7 người mua 3 con cá tươi còn đang bơi. Cá hồi SaPa khá bé nên 3 con được khoảng 2,3kg. (Giá cá hồi là 590k/kg). Nhà hàng chế biến thành 7 món bao gồm salad, da cá chiên giòn, nem, món gỏi, nướng, lẩu và cháo cá. Gọi thêm vài lon coca là chúng mình có bữa nhậu cực hấp dẫn với đặc sản SaPa.
+13h30 chúng mình lên sân ga Fanxipang để chụp ảnh. Chúng mình không lên đỉnh Fanxipang vì tiết kiệm chi phí và thời gian. (Giá vé cáp treo trên đấy là 600k/ lượt/ người và mất khoảng 1 ngày chơi ở đó). Ở đấy cảnh và kiến trúc xây cực đẹp. Có vườn hoa tam giác mạch (không khác gì đi Hà Giang phiên bản nhỏ đâu). Đây là một địa điểm lí tưởng để sống ảo part 2 đấy nhé. Ai đi tham quan khám phá thì nên đi cáp treo lên hẳn đỉnh Fanxipang luôn ạ chứ đừng lang thang ở đấy 2 tiếng đồng hồ để chụp ảnh như chúng mình.
+15h30 chúng mình đi về khách sạn nghỉ ngơi.
+16h30 chúng mình đi bộ ra nhà thờ đá, phố đi bộ Cầu Mây. Thuê cái xe trượt (Giá 50k/ 30 phút).
+18h chúng mình lại ra quán cô Lịch ăn tối và gọi thêm những món hôm trước chưa có bụng để ăn.
+19h chúng mình về khách sạn nghỉ ngơi, thu dọn hành lý để tạm biệt SaPa.
+21h15 chúng mình đi taxi ra bến xe tiếp tục xe Hưng Thành và về nhà lúc 3h15 sáng hôm sau. Kết thúc chuyến đi SaPa đáng nhớ.

5. Chi phí cụ thể
Chúng mình đóng 1.800k/ người cho chuyến đi. Tổng 7 đứa là 12.600k
Đây là chi phí của bọn mình
__Đồ ăn vặt: 500k
__Tiền khách sạn 2 ngày: 2.600k
__Tiền xe khách: 7x440k=3180
__Taxi di chuyển ở SaPa 2 ngày: 970k
__Ăn sáng phở: 310k
__Vé tham quan núi Hàm Rồng: 7x70k=490k
__Cơm trưa ở Cơm Nhà Ta: 470k
__Nước ở cafe The Haven: 200k
__Vé tham quan bản Cát Cát: 7x50k=350k
__Ăn tối quán cô Lịch: 635k
__Massage chân: 7x90=630k
__Vé tham quan Thác Bạc: 7x20k=140k
__Cá hồi: 1475k
__Ăn tối quán cô Lịch: 620k
Vừa xinh nhé các cậu ơi. Đi SaPa đi đẹp lắm ạaaa
😻












Chia sẻ kinh nghiệm và lịch trình săn mây Tà Xùa

Kinh nghiệm và lịch trình săn mây Tà Xùa.

 Dãy Tà Xùa là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Yên Bái và Sơn La, hợp thành từ 3 đỉnh núi. Đỉnh cao nhất là nơi dựng cột cờ Việt Nam trên độ cao 2.850m. Càng lên cao Tà Xùa là một thử thách khó khăn với bất kì ai nhưng thành quả bạn nhận được là một biển mây trắng tinh, trôi trong nắng vàng, trời xanh ngắt khiến ai cũng phải ngẩn ngơ.
săn mây, tà xùa, sơn la, yên bái, kinh nghiệm săn mây, chụp ảnh mây, biển mây, lịch trình săn mây,

A./ PHẦN 1: Kinh nghiệm săn mây

Trước khi chia sẻ lịch trình săn mây ở Tà Xùa. Mình muốn nói đến kinh nghiệm để săn mây sao cho có hiệu quả nhất. Vậy, mây mà chúng ta muốn săn là gì? Thường xuất hiện ở đâu? Làm sao  săn được mây đẹp và hiệu quả nhất ? vv…vv…
săn mây, tà xùa, sơn la, yên bái, kinh nghiệm săn mây, chụp ảnh mây, biển mây, lịch trình săn mây,
Mây trên đỉnh Tà Xùa
  • Xin được đi luôn vào việc:
1. Mây mà chúng ta muốn săn theo cách hiểu đơn giản và phổ thông nhất là sự tích tụ của hơi nước dưới áp suất và nhiệt độ nhất định sẽ tạo thành mây. Thường thì ở nhiệt độ thấp dưới 22 độ C và không thấp dưới 3 độ C. Nếu thấp quá sẽ tạo thành băng nếu ở dưới mặt đất còn tạo thành tuyết nếu từ trên bầu trời rơi xuống.( còn những loại mây khác nhưng ta ko nói đến ở đây)

2. Ở Việt nam là vùng khí hậu cận nhiệt đới, vào mùa đông đặc biệt là các vùng núi phía bắc và các nơi có nền nhiệt độ khá thấp như Đà Lạt, Tây Nguyên có độ ẩm rất cao. Với các địa hình rừng núi bao quanh các thung lũng, các dòng sông, suối và rừng cây rậm rạp sẽ là nơi tích tụ của hơi nước, trải qua nền nhiệt độ thấp ban đêm và mùa thu đông sẽ tạo thành sương mù dày đặc. Nếu ta ở trong vùng này thì đó là sương mù theo cách gọi truyền thống còn nếu ta lên một độ cao nhất định bên trên tầng sương mù này thì cái sương mù mà ta vừa xuyên qua đó chính là Mây. Đó là mây mà ta muốn săn. Ở Việt Nam ta thì những nơi rừng núi phía bắc có địa hình rừng núi rậm rạp, có sông suối(nghĩa là có nguồn nước để bốc hơi tạo thành sương mù) và có thung lũng nằm trong các dãy núi cao thì sẽ là nơi lý tưởng để săn mây. Có thể kể ra nhưng nơi nổi tiếng như: Đà Lạt ở Tây Nguyên, Y Tý, Sìn Hồ, Ka Lăng, Mộc Châu, Tà Xùa, Điện Biên, Sa Pa, đèo Ô Quy Hồ, đèo Khau Phạ…vv…vv…và các đỉnh núi hay lưng chừng gần đỉnh núi như Phu Ta Leng, Tà Xùa, Fan, Núi Muối, Bạch Mộc Lương Tử, …vv..vv… mà trong giới xê dịch nhiều người đã được chiêm ngưỡng và săn thành công hay may mắn mà gặp được.

săn mây, tà xùa, sơn la, yên bái, kinh nghiệm săn mây, chụp ảnh mây, biển mây, lịch trình săn mây,

3. Vậy, muốn săn mây hiệu quả thì ta cần gì?
- Thứ nhất là cần phải xem thời tiết để dự đoán trong thời gian đi khả năng cao là có mây. Thời tiết phải hội tụ đủ : mới mưa phùn, nền nhiệt độ thấp ban đêm và cao ban ngày, ban ngày cần có nắng thì mây mới đẹp. Trước khi đi săn mây ở điểm nào đó thì ta cần tìm hiểu thời tiết để biết. Chú ý yếu tố độ ẩm ở khu vực mình muốn săn.
- Thứ 2: Cần tìm hiểu phương hướng và địa hình để biết sơ qua về hướng mặt trời mọc, hướng đường đi, góc đứng ngắm hay chụp ảnh, địa hình và các yếu tố phụ trợ khác. Cái này các bạn có thể tìm từ Google Map và Google Earth. Tất nhiên nó chỉ mang tính chất tham khảo cơ bản cho chúng ta. Thực tế đến nơi rồi tùy cơ ứng biến nhưng nếu có đc những sự chuẩn bị thì sẽ khiến ta đỡ mất thời gian và chớp đc những khoảnh khắc tuyệt vời.
- Thứ 3: Với người đi ngắm thì cũng không cần thiết nhưng với những người đam mê chụp ảnh thì sự chuẩn bị về máy ảnh, ống kính, kính lọc cũng là điều quan trọng để săn được những bức ảnh đẹp về mây.
- Thứ 4: Thời gian: Đa phần chúng ta đi là hú họa gặp may vì đều là tranh thủ thời gian nghỉ hoặc xin nghỉ để đi. May thì gặp mà không may thì trượt. Nhưng nếu với những người chụp ảnh muốn săn mây thì bạn cần chuẩn bị mọi thứ cộng với luôn dành cho mình một khoảng thời gian nhất định trong mùa mây để có thể lên đường ngay khi hội tụ đủ yếu tố. Nói đến mùa mây thì lại phải nói thêm là mùa mây thường là vào mùa thu đông, đặc biệt là mùa đông mới hội tụ đủ điều kiện có mây.
săn mây, tà xùa, sơn la, yên bái, kinh nghiệm săn mây, chụp ảnh mây, biển mây, lịch trình săn mây,

B./ PHẦN 2: Kinh nghiệm và lịch trình săn mây Tà Xùa.

Vì vừa rồi mình có may mắn gặp được biển mây ở Tà Xùa rất đẹp đã chia sẻ trên mấy nhóm về du lịch và trên trang cá nhân nên có nhiều người hỏi lịch trình và kinh nghiệm săn mây ở Tà Xùa. Hôm nay mình xin chia sẻ những gì mình biết và theo kinh nghiệm của riêng mình với các bạn.
1./ Về yếu tố chuẩn bị thì các bạn hãy đọc ở phần 1. Hãy chuẩn bị cho mình tốt nhất để có thể săn mây được thành công và ghi lại được những bức hình đẹp làm kỷ niệm cho mình. Lần vừa rồi mình may mắn gặp may nhưng sự chuẩn bị không được tốt nên rất tiếc là không ghi lại được nhiều khoảnh khắc đẹp. Tuy nhiên với cảnh sắc như cõi tiên hôm đó thì tôi cũng đã mãn nhãn khi được phiêu bồng nơi thiên đường mây Tà Xùa. Chính sau chuyến đó và chuyến mới đây nhất tôi săn mây thất bại cũng ở Tà Xùa thì tôi đã rút ra được những kinh nghiệm và xin được chia sẻ với các bạn.

săn mây, tà xùa, sơn la, yên bái, kinh nghiệm săn mây, chụp ảnh mây, biển mây, lịch trình săn mây,
2./ Về lịch trình:
- Mình chỉ chia sẻ lịch trình tính từ Hà Nội. Các nơi khá di chuyển bằng cách nào để đến HN các bạn tự tìm hiểu. Hoặc ở những tỉnh lân cận với huyện Bắc Yên thì tự điều chỉnh hành trình phù hợp.
- Nếu đi đoàn thì nên tập trung tại cổng ĐH Quốc Gia hoặc cổng ĐH Sân Khấu Điện Ảnh để tiện di chuyển. Nếu đi ít người thì tự các bạn điều chỉnh sao cho tiện lợi nhất.
- Ngày 01 : Hà Nội – Sơn Tây – Cầu Trung Hà – Thu Cúc – Ngã 3 Thu Cúc ( QL 32) – rẽ trái đi Phù Yên – Bắc Yên (QL37). Tối ngủ Bắc Yên.(210Km)
 Bắc Yên có 1 KS khá ổn và hình như to nhất Bắc Yên là Đồng Tâm Hotel. Gía khoảng 200k đến 250K/ phòng 2 giường khá sạch sẽ. Có phòng 3 giường và phòng 4 giường. Ngoài ra còn một số nhà nghỉ giá khá hợp lý và bình dân.
Đoàn nào bụi bặm có thể chạy thẳng lên Tà Xùa để xin ngủ nhờ hoặc có lều, túi ngủ thì lên Tà Xùa kiếm chỗ dựng lều ngủ ngắm mấy đêm và bầu trời dày đặc sao cũng rất tuyệt. Từ thị trấn Bắc Yên lên Tà Xùa là 15Km đến trung tâm xã Tà Xùa.
Theo mình thì nên xuất phát từ chiều tối thì sẽ tiết kiệm được thời gian với những bạn ít thời gian hoặc tranh thủ đi cuối tuần.
săn mây, tà xùa, sơn la, yên bái, kinh nghiệm săn mây, chụp ảnh mây, biển mây, lịch trình săn mây,

-          Ngày 02: Bắc Yên – Tà Xùa – Bắc Yên – Hà Nội ( 240Km)

Dậy sớm vệ sinh cá nhân trước 05h sáng. Chuẩn bị đồ ăn sáng từ ngày hôm trước để tranh thủ lúc bình minh ngắm mây. 05h đến 05h15 phải xuất phát từ Bắc Yên để di chuyển lên xã Tà Xùa. Mặc dù đoạn đường chỉ có 15Km nhưng toàn dốc ngược và có 1 vài chỗ đường hơi xấu chút. Đề phòng trường hợp có sương mù thì tốc độ di chuyển sẽ rất chậm. Lến đến xã Tà Xùa muộn sẽ mất khoảnh khắc mặt trời mọc lên từ biển mây.
săn mây, tà xùa, sơn la, yên bái, kinh nghiệm săn mây, chụp ảnh mây, biển mây, lịch trình săn mây,

Tới xã Tà Xùa nếu gặp mây thì đã là điểm lý tưởng để ngắm rồi. Các bạn xem trên ảnh mình chụp về các điểm ngắm mây lý tưởng và chụp mây lý tưởng mình đã chụp. ( điểm này trên bản đồ mình đánh số 01)
Trong trường hợp ở xã Tà Xùa bị mù thì các bạn có thể di chuyển lên điểm cao hơn trên đường đi Xím Vàng. Từ ngã 3 ở trung tâm xã Tà Xùa nếu rẽ trái là đi Xím Vàng, rẽ phải(đúng hơn là đi thẳng) thì đi Háng Đồng. Đi từ ngã 3 này theo hướng đi Xím Vàng khoảng 1,5Km ngược lên là đỉnh dốc. Nơi này thường rất quang vì ko có gì chắn. Đứng trên đây thì kể cả bên phía nhìn về Mai Sơn cũng đầy mây nhưng là hướng Tây ko có ánh bình minh còn nhìn về phía Tà Xùa, Háng Đồng thì cũng mênh mông mây và là hướng Đông có mặt trời mọc. ( Điểm này trên bản đồ mình đánh dấu số 02.)
Thêm một điểm ngắm mây lý tưởng và có thể nếu đặc mây thì bạn có thể thò chân xuống để rửa chân khua khắng trong cái dòng sông mây ấy là từ ngã 3 trung tâm xã Tà Xùa bạn đi thẳng theo hướng đi Háng Đồng rồi tìm view phù hợp. Mình chạy khoảng 3 Km thì có 1 điểm rất đẹp có tảng đá lớn rìa đường làm điểm để các bạn tạo dáng chụp ảnh đẹp tuyệt. ( điểm này mình đánh dấu số 03)
-          Các bạn có thể chụp choẹt thoải mái cho đến khoảng 10h hoặc 11h trưa mây vẫn chưa tan vì đặc điểm của biển mây Tà Xùa là thung lũng này được chắn xung quanh các dãy núi Tà Xùa nên khuất gió, mây rất lặng và bồng bềnh những lớp song nhẹ, thi thoảng mới chao lên một chút như bạn nghiêng chảo nước thôi. Chính vì vậy khi nắng lên rất cao, nền nhiệt độ tăng cao thì mây mới bốc lên. Đây là điểm đặc biệt của mây Tà Xùa hơn các nơi khác như Y Tý, Sìn Hồ, Ka Lăng, Sa Pa vì các nơi khác phải rình và chớp thời cơ nhanh, nếu không sẽ mất hết khoảnh khắc và mây tan rất nhanh hoặc mây di chuyển nhiều.
săn mây, tà xùa, sơn la, yên bái, kinh nghiệm săn mây, chụp ảnh mây, biển mây, lịch trình săn mây,
-          Nếu sáng sớm khi chưa lên mặt trời các bạn có máy ảnh hịn có thể phơi sáng một chút với những ánh sáng điện của nhà bà con người Mông mờ ảo trong mây phía xa xa của các bản ở xã Tà Xùa rất đẹp. Nếu đúng ngày rằm hoặc ngày trời trong, nhiều sao sẽ là bức tranh huyền ảo như trên thiên đường. Mình đã được chứng kiến tận mắt các hình ảnh này và vỡ òa cảm xúc, lâng lâng mãi nhưng tiếc là những lúc đó ko có máy ảnh tử tế mà phơi, mà ghi lại.
-          Sau khi săn mây chán chê, ngắm nghía, chụp choẹt thì khoảng 10h sáng đến 11h trưa các bạn di chuyển xuống Bắc Yên ăn trưa rồi về Hà Nội. Ở Bắc Yên có quán của một cô chú mình quen và nhiều bạn quen đó là quán cơm Phố Núi của gia đình bạn Long Anh hay hỗ trợ bọn mình khi làm chương trình thiện nguyện ở Háng Đồng. Cô chú rất nhiệt tình và nấu ăn ngon, rẻ. Các bạn cứ về đến Bắc Yên nhìn bên tay phải chiều di chuyển từ Tà Xùa về sẽ thấy quán cơm Phố Núi. Bạn Long Anh còn có 1 quán Karaoke ở gần đấy tớ chưa hát thử vì toàn vội nên ko dám rì viu.

săn mây, tà xùa, sơn la, yên bái, kinh nghiệm săn mây, chụp ảnh mây, biển mây, lịch trình săn mây,

Với 1 ngày, 1 đêm cho 1 hành trình săn mây thì đây là 1 cung hợp lý và đường dễ đi. Chỉ có mỗi 15Km từ Bắc Yên lên Tà Xùa là dốc cao thôi chứ từ HN lên thì hầu như đường dốc không đáng kể và đường đẹp.
Nếu bạn dư dả thời gian thì có thể thêm lựa chọn là từ Bắc Yên chạy theo QL37 qua cầu Tạ Khoa về ngã 3 Cò Nòi rồi về Mộc Châu ngắn cải, ngắm đồi chè. Từ Bắc Yên về Mộc Châu theo QL 37 khoảng hơn 70Km. Tuy nhiên đường này hiện đang sửa chữa vài đoạn khá bụi.
Hoặc bạn có thể di chuyển về Mộc Châu theo hướng Phà Vạn Yên cũng là một trải nghiệm thú vị. Từ Bắc Yên bạn chạy theo QL37 về đến ngã 3 Gia Phù thì rẽ phải đi Phà Vạn Yên. Qua phà Vạn Yên ngang lòng hồ sông Đà rồi chạy tiếp 57Km nữa về Mộc Châu. Các bạn có thể lựa chọn chiều ngược lại là đi Mộc Châu trước rồi sang Bắc Yên, lên Tà Xùa rồi về HN cho tròn cung.
săn mây, tà xùa, sơn la, yên bái, kinh nghiệm săn mây, chụp ảnh mây, biển mây, lịch trình săn mây,

Và cuối cùng là chúc các bạn may mắn gặp được thiên đường mây cho thỏa ước mong. Mọi sự chuẩn bị là cần thiết nhưng nếu không may mắn thì ngay hôm nay bạn nghe tin báo về có mây đẹp nhưng ngày mai bạn lên thì lại hết cbn mây thì cũng ngậm ngùi mà thưởng thức những thứ khác. Mình cũng thất bại rất nhiều rùi chứ cũng chả giỏi giang gì với thời tiết đâu J
Dưới đây là 1 số hình ảnh trong chuyến đi Tà Xùa mà mình may mắn gặp được thiên đường mây. Các bạn có thể chia sẻ thoải mái nhưng nhớ là phi thương mại và nhớ ghi nguồn.
Chúc mọi người có được chuyến săn mây Tà Xùa thành công và an toàn
Mọi thông tin bài chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo và chỉ có giá trị trong thời điểm nhất định.

Nguồn: FB Tran Viet Dung