This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Showing posts with label Lần đầu đi phượt. Show all posts
Showing posts with label Lần đầu đi phượt. Show all posts

Kinh nghiệm chuẩn bị đồ khi đi phượt

Đây là kinh nghiệm của mình qua những lần đi du lịch,hy vọng nó sẽ giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho chuyến đi của mình.
Một chuyến du lịch thành công thường bắt đầu với một danh sách chuẩn bị các đồ dùng cần thiết mang theo. Với danh sách này, bạn có thể tiết kiệm nhiều thời gian chuẩn bị, bớt mệt mỏi khi xếp hành lý, và an tâm rằng bạn sẽ không quên một thứ đồ dùng nào – cần thiết và quan trọng cho chuyến du lịch của bạn. Danh sách đồ dùng sẽ giúp bạn xắp xếp nhanh, ngăn nắp, và ngăn bạn bỏ vào vali những thứ bạn không cần hay quá nặng cho một chuyến du lịch.Danh sách đồ dùng đặc biệt cần thiết khi bạn có chuyến du lịch đầu tiên đến một nơi hoàn toàn mới. Nhiều đồ dùng bạn cần mà không mang theo, bạn lại không có đủ thời gian hay tiền bạc để đi mua trong chuyến du lịch của mình.
Ngoài ra, trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể bị mất hành lý. Mất hẳn. Nếu bạn có danh sách đồ dùng mang theo, hoặc còn danh sách này ở nhà, bạn sẽ có đầy đủ thông tin cần thiết để làm các thủ tục cớ mất hành lý, tài sản của mình.




DANH SÁCH ĐỒ DÙNG MANG THEO DU LỊCH
Tiền bạc & Giấy tờ
Vé máy bay du lịch (nếu bạn là Việt Kiều cần mang vé máy bay khứ hồi về nước đang sinh sống)
Giấy/số xác nhận nếu mua vé máy bay qua mạng
Hộ chiếu có visa (nếu cần)/Thẻ chứng minh nhân dân
Bản sao giấy đăng ký kết hôn (để check-in khách sạn khi đi cùng gia đình)
Bản sao giấy khai sanh của con cái (để check-in máy bay trong nước khi chưa có hộ chiếu, CMND)
Số điện thoại khẩn cấp – địa chỉ của Đại sứ quán Việt Nam (khi tự đi du lịch nước ngoài)
Thẻ khách hàng thường xuyên/ưu đãi của hãng hàng không (Frequent flyer/frequent guest cards)
2 ảnh cá nhân (khổ làm hộ chiếu), bản sao thông tin cá nhân trong hộ chiếu (sử dụng khi mất hộ chiếu)
Voucher/coupon/các loại vé (khi book các dịch vụ)
Tiền mặt/thẻ ATM
Ngoại tệ/thẻ tín dụng/ thẻ có chức năng thanh toán quốc tế MasterCard (khi đi du lịch nước ngoài)
Các địa chỉ email cần thiết
Bản sao tiền sử bệnh án (nếu cần)
Bản sao danh sách đồ dùng mang theo (để kiểm tra khi mang về, hoặc khai báo khi mất hành lý)
Chương trình – thông tin hướng dẫn du lịch
Giấy phép lái xe, bảo hiểm (nếu bạn tự lái xe đi du lịch)
Thiết bị điện, điện tử:
Điện thoại di động
Máy chụp ảnh (phim, kỷ thuật số), pin, sách hướng dẩn sử dụng
Máy nghe nhạc Ipod/ Discman/MP3, pin
Máy quay phim, băng/disk để ghi hình
Máy xem phim DVD mini, đĩa phim DVD
Đồ sạc pin điện thoại di động, máy chụp ảnh, quay phim, laptop
Ổ cắm điện phù hợp hoặc ổ cắm đa quốc gia (khi du lịch nước ngoài)
Laptop (nếu cần thiết)
Thuốc men:
Thuốc tiêu hóa
Thuốc cảm, viêm họng, hạ sốt
Kem chống nắng, chống nứt môi, chống dị ứng … (tùy nơi đến)
Kem chống côn trùng/bôi sau khi bị côn trùng cắn/đốt (tùy nơi đến)
Kem chống dị ứng da
Vitamins
Băng cứu thương
Thuốc/biện pháp tránh thai
Thuốc chống say xe/máy bay/tàu
Các đồ dùng khác:
Túi đeo, balô, vali để đựng giấy tờ cần thiết, vé máy bay, hộ chiếu, tiền
Chìa khóa, ổ khóa hành lý (du lịch Mỹ phải có ổ khóa được cho phép)
Tạp chí, sách
Giấy ghi chú, viết
Bản đồ, sách hướng dẫn
Tự điển ngoại ngữ/ hội thoại thông dụng
Túi kim chỉ, nút (sewing kit)
Túi nôn
Máy tính đổi tiền
Bao plastic đựng quần áo đã sử dụng
Thuốc lá (nếu bạn hút thuốc. Mang ít hoặc không mang thì tốt hơn!)
Dụng cụ thể thao (vợt tennis, gậy đánh golf, đồ tắm…)
Bộ bài, đôminô, cờ tướng
Nút nhét tai chống ồn (khi ngủ)/chống vào nước (khi bơi)
Mặt nạ che mắt khi ngủ
Gối ngủ (trên xe, máy bay)
NẾU BẠN LÀ NAM?
Trang phục:
  • ·        Áo sơ-mi ngắn tay/ dài tay
  • ·        Áo thun ngắn tay/dài tay
  • ·        Quần dài, short
  • ·        Quần áo thể thao
  • ·        Quần áo ngủ (pijama)
  • ·        Giày thể thao, sandals
  • ·        Nón
  • ·        Đồ lót
  • ·        Dây nịt (thắt lưng)
  • ·        Đồ dùng vệ sinh cá nhân:
  • ·        Bàn chải, kem đánh răng, lược
  • ·        Dầu gội, tắm nam
  • ·        Kem và đồ dùng cạo râu
  • ·        Dung dịch súc miệng
  • ·        Keo xức tóc
  • ·        Áo vest, giày da, vớ, cravat, tài liệu, business card (khi kết hợp hội nghị, công tác)
  • ·        Khăn choàng cổ, nón, găng tay, áo quần ấm sát người, áo lạnh, áo len (nếu đến vùng có thời tiết lạnh)

NẾU BẠN LÀ NỮ?
Trang phục:
  • ·        Áo shơ-mi ngắn tay/dài tay
  • ·        Áo thun ngắn tay/dài tay
  • ·        Quần áo lót
  • ·        Quần áo ngủ
  • ·        Váy dài, ngắn
  • ·        Giày thể thao, sandals
  • ·        Quần dài, short
  • ·        Nón rộng vành
  • ·        Vớ
  • ·        Đồ dùng vệ sinh, cá nhân:
  • ·        Bàn chải, kem đánh răng, lược
  • ·        Dầu gội, tắm nữ
  • ·        Dung dịch súc miệng
  • ·        Mỹ phẩm
  • ·        Keo xức tóc
  • ·        Bàn ủi du lịch
  • ·        Dung dịch tẩy trang
  • ·        Tampons
  • ·        Đồ trang sức – vòng, đeo cổ, đeo tay, kẹp, dây buộc tóc
  • ·        Trang phục công sở, giày da, vớ, tài liệu, business card (khi kết hợp hội nghị, công tác)
  • ·        Khăn choàng, nón, găng tay, áo quần ấm sát người, áo lạnh, áo len (nếu đến vùng có thời tiết lạnh)

 NẾU BẠN CẦN CHUẨN BỊ ĐỒ CHO TRẺ EM ĐI CÙNG (CON, EM, CHÁU)?
  • ·        Khăn lông
  • ·        Khăn giấy ướt (hộp)
  • ·        Tả giấy
  • ·        Mền đắp, quấn (nhẹ, mềm)
  • ·        Tấm trải không thấm nước
  • ·        Dầu, phấn trẻ em
  • ·        Đồ chơi/giải trí (tùy lứa tuổi)
  • ·        Túi đựng đồ sử dụng, đựng tả giấy sử dụng…
  • ·        Nôi, xe đẩy
  • ·        Phao, kính mát, nón, kem chống nắng, chống côn trùng, đồ tắm
  • ·        Kẹp, dây buộc tóc cho bé gái
  • ·        Sữa, nước trái cây đóng hộp, thức ăn trẻ em
  • ·        Hộp sữa, bình sữa, dụng cụ pha sữa, bình hâm sữa, máy khử trùng đồ dùng ăn uống của bé
  • ·        Bình, ly uống nước, muỗng, tô/chén có nắp Ghế của bé trên xe (nếu bạn đi bằng xe riêng)
  • ·        Túi địu bé sau lưng/trước ngực
  • ·        Nhiều quần áo ngoài/lót ban ngày, ban đêm (để thay đổi), áo quần ấm, vớ
  • ·        Nước đóng chai cho bé
  • ·        Thức ăn nhẹ
  • ·        Truyện tranh
  • ·        Yếm
  • ·        Gối mềm
  • ·        Giầy & dép
  • ·        Áo khoác (dù đến nơi có khí hậu nóng, do máy điều hòa trong nhà hàng có thể rất lạnh với bé)
  • ·        Dầu tắm, gội và đồ dùng vệ sinh cá nhân

ĐỒ DÙNG ĐI BIỂN
  • ·        Đồ tắm (2 bộ/ người)
  • ·        Giầy sandals, không thấm nước
  • ·        Kính bơi, mặt nạ – ống lặn
  • ·        Máy quay phim không thấm nước
  • ·        Nón rộng vành
  • ·        Kính mát
  • ·        Kem chống nắng
  • ·        Nút nhét tai (nếu cần khi bơi)
  • ·        Phao, bơm

ĐỒ DÙNG DÃ NGOẠI
  • ·        Dầu/kem chống côn trùng
  • ·        Thuốc xức sau khi bị côn trùng đốt/cắn
  • ·        Giầy dã ngoại
  • ·        Nón len, vớ nếu khí hậu lạnh

ĐỒ DÙNG KHI TRỜI MƯA
  • ·        Dù/tấm che mưa (Ponchos)
  • ·        Áo quần đi mưa
  • ·        Giầy phù hợp
  • ·        Vớ dự phòng



Và bây giờ, mọi đồ dùng cần thiết của bạn đã được lên danh sách để đóng hành lý. Bạn sẵn sàng bắt đầu một chuyến du lịch thú vị

Lần đầu đi phượt

Trong một vài năm trở lại đây phượt đã trở thành một điều mà mọi người phải nói đến là phong trào, ai cũng có thể tự tổ chức những chuyến đi, lôi kéo bạn bè tham gia. Tuy nhiên, bản thân phượt là một hình thức du lịch mạo hiểm, bạn đã có đủ những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết trước mỗi chuyến đi chưa.


             BẠN LÀ THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN 
  • Kiểm tra thông tin về người leader của mình, đây là người dẫn dắt và đảm bảo an toàn cho hành trình của cả nhóm, nếu leader của bạn là một người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy cân nhắc về khả năng tham gia chuyến đi.
  • Nếu chưa từng đi xe máy đường dài với quãng đường > 100km và thời gian lâu hơn 3h, hãy cân nhắc lại về việc tham gia. Đi xe máy với quãng đường lớn và thời gian dài luôn đòi hỏi bạn đảm bảo những yếu tố sức khỏe vững và khả năng bền bỉ cao.
  • Nếu trong đoàn nhiều thành viên mới như bạn , hãy suy nghĩ kỹ. Một người leader dù có giỏi đến mấy cũng không thể hoàn toàn là người đảm bảo an toàn hết cho quá nhiều thành viên chưa có kinh nghiệm.
  • Nếu số xe nhiều hơn 6, hãy suy nghĩ lại. Nếu bỏ qua hết những lý do trên và vẫn muốn tham gia, đọc tiếp một vài lời khuyên tiếp theo phía dưới
  • Tự kiểm tra và bảo dưỡng xe toàn bộ, thay lốp, phanh nếu đã quá mòn (chủ động làm bởi có những leader sẽ không nhắc bạn)
  • Tự trang bị đồ bảo hộ cho mình, mũ bảo hiểm ít nhất là loại nửa đầu có kính chắn gió và phải có chất lượng tốt, bộ bọc khuỷu tay, đầu gối, găng tay … tất cả những thứ này bạn đều có thể dễ dàng tìm mua. Hạn chế mức độ nguy hiểm từ những việc nhỏ nhất.
  • Đọc kỹ hành trình của toàn bộ chuyến đi, nếu trong toàn bộ các ngày đi bạn đều phải di chuyển >200km một ngày, hãy suy nghĩ lại. Đi 200km xe máy tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng vất vả đấy nhé.
  • Đừng chạy quá 50km/h vào ban ngày và 40km/h vào ban đêm. Đi 200km với tốc độ 50km/h bạn sẽ mất 4 tiếng, chạy tốc độ cao hơn có thể bạn mất 3 tiếng, nhưng đừng tham 1 tiếng để phải hối hận cả đời. Buổi tối, tầm nhìn bị hạn chế, chạy tốc độ cao bạn sẽ không thể nhìn thấy và tránh dù chỉ xuất hiện 1 viên đá ở trên đường, đi phượt như thế cũng đã quá nguy hiểm.
  • Chưa có kinh nghiệm, đừng tham gia những chuyến phải chạy đêm. Buổi đêm thường là giờ chạy của các loại xe tải trọng lớn, xe container, xe khách … ánh đèn pha của xe vô cùng sáng, cánh lái xe cũng không nhiều người có cái tâm mà hạ pha để tránh cho những người đi xe máy ngược chiều đâu thế nên chạy xe trong điều kiện tầm nhìn của bạn bị cản như thế vô cùng nguy hiểm. Những chiếc xe lớn như thế cũng luôn chạy với tốc độ rất cao vào ban đêm, bạn có muốn tự đẩy mình vào hoàn cảnh nguy hiểm đó ?
  • Ở thành phố, dùng còi khiến người dân khó chịu nhưng trên đường phượt hãy tập thói quen sử dụng còi xe, vào khúc cua hãy bấm còi báo hiệu cho xe ngược chiều, vào khu vực đông dân hãy bấm còi báo hiệu cho người dân
  • Không biết bơi thì tránh xa khu vực sông suối, nếu trong chuyến đi có lịch trình phải di chuyển bằng bè, mảng, thuyền … thì tự trang bị thêm vào hành lý của mình 1 cái áo phao đi.
  • Cố gắng nhớ các loại biển báo nguy hiểm, những biển báo này vô cùng quan trọng và sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều khi cần xử lý tình huống trên đường đó (xem bài viết ở phía trên đầu bài)
        CÒN NẾU BẠN LÀ NGƯỜI TỔ CHỨC (LEADER)
  • Hãy đặt chữ TÂM lên trên chữ TÔI. Bạn tổ chức đoàn ít người, đảm bảo cho mọi thành viên có một chuyến đi vui vẻ nhưng vẫn an toàn, đó là cái TÂM. Tổ chức một đoàn đông người, kéo đi để tạo thành tích riêng cho bản thân mình trong việc dẫn dắt một số lượng lớn người đi phượt, đó là cái TÔI. Đừng bắt chước người khác làm leader tổ chức một chuyến đi nếu bạn không có đủ kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết, nếu bạn vẫn làm thì đó là cái TÔI
  • Đừng đứng ra tổ chức chuyến đi nếu bạn chưa có đủ kinh nghiệm làm người quản lý, kinh nghiệm xử lý các tình huống phát sinh, kinh nghiệm đi đường …. Trong mọi trường hợp xảy ra, bạn sẽ là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự an toàn của tất cả thành viên đoàn bạn. Nếu vẫn muốn là người tổ chức, hãy đọc thêm một số lời khuyên phía dưới.
  • Đừng tổ chức quá 6 xe, 4 xe cho một đoàn chưa có nhiều kinh nghiệm là hợp lý, các bạn sẽ dễ hỗ trợ nhau hơn, sắp xếp phòng nghỉ và ăn uống cũng đơn giản và gọn nhẹ hơn
  • Lập lịch trình thật kỹ, chi tiết đến từng km cần đi, từng điểm đến cần dừng … để các thành viên nắm rõ ngay từ khi còn ở nhà để họ có thể hình dung về những gì sắp diễn ra.
  • Thiết lập kỷ luật chặt cho chuyến đi của mình, hãy yêu cầu ngay từ đầu các thành viên phải tuân theo quy định của đoàn và leader (tất nhiên với điều kiện những quy định đó được đảm bảo là đúng đắn và hợp lý), nếu có một thành viên nào đó phản đối những yêu cầu này, thành viên đó có thể không tham gia chuyến đi.
  • Nếu có bất đồng trên đường đi, hãy đối thoại và thảo luận, đừng áp đặt những điều mà chỉ một mình bạn cho là đúng (và phần lớn mọi người có ý kiến ngược lại với bạn).
  • Lo nơi nghỉ ngơi và ăn uống chu đáo cho đoàn, 2 yếu tố đó quyết định rất nhiều đến việc đảm bảo sức khỏe, một phần của việc đảm bảo an toàn cho chuyến đi. Không đặt được khách sạn thì cũng hãy liên hệ với người dân địa phương để tìm phương án ngủ nhờ, đừng để các thành viên phải ngủ vạ vật ngoài đường hay bất cứ một nơi nào tương tự. Trừ những chuyến treking hoặc dã ngoại ngủ lều.
  • Đừng để thành viên chạy quá 200km/1 ngày, chạy nhiều hơn đi được quãng đường dài hơn nhưng thời gian để ngắm cảnh, vui chơi lại ít hơn. Bạn đi để cảm nhận và thưởng thức vẻ đẹp của mỗi vùng đi qua chứ không phải đi để đánh dấu việc mình đã đến điểm đó.
  • Là leader, trên đường bạn là người định tốc cho cả đoàn phía sau, đảm bảo giữ ở mức 50km/h là tối đa, đừng chạy nhanh hơn
  • Đừng để đoàn của mình phải chạy khi trời đã tối, muộn nhất 18h hãy để mọi người nghỉ ngơi lấy lại sức cho ngày tiếp theo.
  • Thiết lập giới hạn cho việc đi ngủ, yêu cầu cả đoàn ngủ trước 22h để đảm bảo các thành viên ngủ đủ 7-8h mỗi ngày.
Bài viết có thể còn chưa đủ và thiếu nhiều các cảnh báo, hướng dẫn khác cho các bạn mới lần đầu đi phượt. Các bạn có nhiều kinh nghiệm hơn có thể chia sẻ bằng cách để lại bình luận ngay tại dưới bài viết này, Cùng Phượt sẽ tiếp tục bổ sung vào nội dung bài viết. Cảm ơn!








Cungphuot.info