This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Bộ ảnh phượt tuyệt đẹp ở Mông cổ của cô gái 9X


Chuyến đi của Mai Hương tới bộ lạc tuần lộc ở Mông Cổ là một hành trình nhiều ý nghĩa, để lại nhiều ấn tượng khó quên. 

Vùng đất Mông Cổ không quá xa lạ với nhiều người thích khám phá nhưng bộ ảnh hành trình đến bộ lạc Tsaatan của cô nàng Phạm Mai Hương sinh năm 1991, tốt nghiệp ngành báo chí trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) mang đến cho người xem một cảm nhận về một Mông Cổ thật đẹp, đặc biệt và lạ lẫm. Là một cô gái có thân hình nhỏ nhắn, nhưng chính sự gan dạ và quyết tâm chinh phục, Mai Hương đã có những trải nghiệm tuyệt vời ở một vùng đất lạ.


"Tôi đã đặt chân đến một vùng đất được coi là “xa xôi hẻo lánh, tách biệt nhưng là một phần đặc biệt của thế giới”. Đó là vùng cực bắc của Mông Cổ, giáp ranh giới Nga. Để tìm đến bộ lạc Tsaatan, tôi phải trải qua nhiều chặng xe và cả ngựa để xuyên qua những cánh rừng taiga phủ đầy băng tuyết", Mai Hương chia sẻ.



Bộ lạc Tsaatan là bộ lạc tuần lộc cuối cùng của Mông Cổ. Rất nhiều lời cảnh báo rằng bộ lạc này sắp biến mất. Đó là lý do tôi đã dành 10 ngày còn lại ở Mông Cổ, chấp nhận một hành trình gian nan chưa từng thấy để đến tận đây thực hiện ý tưởng làm phim và phóng sự ảnh về họ. Một bộ phim của riêng tôi.



Nếu như bạn hỏi tôi “Hành trình nào là đáng nhớ và đáng sợ nhất?”. Tôi sẽ nói “Đó là hành trình tìm đến bộ lạc Tsaatan. Đó là một hành trình đầy ám ảnh, gian nan, mệt mỏi và nhiều trải nghiệm chưa từng thấy”…. Và cảm thấy có thật nhiều cảm xúc khi họ nói đây là lần đầu tiên họ gặp người Việt Nam. Và cũng là lần đầu tiên có người Việt tìm đến bộ lạc của họ, sống cùng họ như thế này.



Có thể bạn từng gặp những túp lều cổ, những con tuần lộc bên hồ Khovsgol (Khuvsgul Lake) ở Moroon, nhưng đó không phải là nơi Tsaantan sống. Các Tsaatan không và chưa từng có truyền thống sống gần hồ Khovsgol. Trong nhiều năm trở lại đây, có một số lượng rất nhỏ gia đình người Tsaatan đã chọn di chuyển đến hồ để khai thác nguồn thu từ du lịch. Nhưng thực tế khu vực hồ này không phải là nơi sống tốt cho tuần lộc. Thức ăn ít và khí hậu quá ấm với tuần lộc. Thậm chí họ còn giả làm nghi lễ Shaman (thầy phù thuỷ) để kiếm tiền.



Trong khi đó những người Tsaatan chân chính vẫn quyết tâm ở lại rừng Taiga – nơi mà tuần lộc của họ hoàn toàn được khoẻ mạnh. Và tôi cũng quyết tâm rằng mình sẽ chỉ chọn khám phá bộ lạc tuần lộc ở chính nơi đó.



Tôi không biết mình liệu có phải người Việt đầu tiên đến đó và sống cùng họ không, nhưng với hành trình mình trải qua, lần đầu tiên tôi cảm thấy tự hào về sự chịu đựng của bản thân mình. Tôi đã có 4 ngày sống cùng họ. Và đó sẽ là quãng thời gian tôi không thể nào quên. Tôi hoàn toàn thiếu thông tin và kinh nghiệm cho hành trình vì có vẻ như chưa từng có người Việt nào tìm đến đó, cũng chưa từng có một bài chia sẻ bằng tiếng anh nào viết về hành trình. Toàn bộ thông tin mà tôi có là những lần cùng Nevar (bạn đồng hành trong hành trình) lân la các nhóm du lịch Mông Cổ để hỏi và thu thập thông tin, kinh nghiệm cho chuyến đi.



Từ thủ đô Ulaabaatar tôi phải đi chuyến xe bus dài 18 tiếng cho 700 km để đến Moroon. Xe chật chội và bị nhồi nhét hàng hoá. Sau đó, từ Moroon tôi tiếp tục phải đi chuyến xe duy nhất (vài ngày mới có một chuyến) để đến được Tsagaan Nuur. Đây mới thật sự là chuyến xe kinh hoàng nhất trong cuộc đời tôi từng đi. Xe minivan 10 chỗ nhưng luôn bị nhồi nhét 15-16 người cùng một mớ hàng hoá hỗn độn khiến chỗ ngồi cực kỳ chật chội và ngột ngạt. Tài xế thản nhiên hút thuốc trên xe. Người Mông Cổ thì hay có thói quen chen lấn nên họ sẽ chèn ép bạn ngồi bẹp dí. 



Chặng đường 300km nhưng dài đến 12 – 16 tiếng vì đường vô cùng xóc và bùn lầy. Và tôi đã bị nôn mửa suốt chặng đường đi, chân tay thì tê cứng vì không thể cử động. Đến Tsagaan Nuur rồi tôi được thả tại nhà người hướng dẫn của mình. Đi đóng dấu vào giấy phép và bắt đầu đi ngựa vượt qua 3 ngọn đồi và những khu rừng Taiga để tìm đến bộ lạc tuần lộc.




Đường đến bộ lạc Tsaatan rất khó đi, hoàn toàn không có đường mòn và rất nhiều nước với bùn. Khoảng 70% địa hình là bùn lầy và cỏ mọc trên nước, 20% đường khô và 10% là sông suối. Vì vậy chỉ nên di chuyển với ngựa hoặc tuần lộc nếu bạn không muốn lội bùn dưới tuyết.



Dựng lều ngủ đêm trên tuyết trong rừng Taiga là một trong những trải nghiệm kinh khủng và nhớ đời nhất. Từ Tsagaan Nuur đến chỗ bộ lạc tôi phải di chuyển bằng ngựa cùng người hướng dẫn để xuyên qua những cánh rừng Taiga và 3 ngọn núi phủ đầy băng tuyết với khung cảnh ma mị chưa từng thấy. Chúng tôi bắt đầu lên ngựa từ lúc 12 giờ trưa, tuyết phủ rất dày và có mưa khiến cả người và ngựa đều rét run. Chúng tôi đều cảm thấy kiệt sức. Tôi nhớ như in cảm giác lúc 9h30 phút tối, mọi thứ đều mờ đi, xung quanh là một màn trắng xoá của tuyết. Những cây thông thân đen lá vàng phủ tuyết trắng xoá khiến không gian trở nên lạnh lẽo. Tôi bắt đầu lo lắng vì trời đã tối mà chúng tôi vẫn chưa thể ra khỏi rừng, quanh đó còn có chó sói. Và loanh quanh một hồi Odaa làm ngôn ngữ cơ thể với vài từ tiếng anh rời rạc “Không Tsaatan hôm nay. Hãy ngủ lại đây”. Nói rồi Odaa dẫn tôi và Nevar quay ngược ra khỏi rừng tìm đến một chuồng ngựa bị bỏ hoang và nói sẽ ngủ ở đây. 



Quá mệt để hỏi thêm điều gì, tôi và Nevar nhanh chóng dựng lều và huy động toàn bộ quần áo ấm lót xuống dưới chiếu cách nhiệt để chui vào túi ngủ. Chúng tôi quyết định tối nay sẽ ngủ chung lều để giữ nhiệt, chia nhau mỗi đứa hai miếng dán nhiệt. Nevar dán ở ngực và lưng. Còn tôi dán vào 2 lòng bàn chân vì tôi nghĩ nếu 2 bàn chân lạnh thì cả người sẽ lạnh. Đến nửa đêm tôi thấy người Nevar lạnh ngắt và run lên từng chập. Cảm thấy lo lắng nên tôi nhanh chóng gỡ 2 miếng dán nhiệt khỏi chân mình để dán vào chân cho cô bạn. Lát sau tôi không còn thấy cô bạn bị run nữa. Nhưng tôi thì lại bị lạnh đến mức không thể ngủ nổi, lạnh một cách khủng khiếp. Cái lạnh của rừng Taiga thật ám ảnh, nó có thể xuyên thấu qua tất cả các lớp vải để ngấm vào người.



 Kỷ niệm đáng nhớ nhất khi đến với bộ lạc vẫn lại là chuyện ngủ. Giấc ngủ tại một trong những nơi lạnh lẽo nhất thế giới đúng là ám ảnh. Đêm đầu tiên trong lều của mình tôi vẫn không thể ngủ nổi sau khi củi lửa đã tắt. Chúa ơi, không lẽ cứ vừa ngủ vừa dậy nhét củi vô bếp sao. Tôi nằm trằn trọc mấy tiếng đồng hồ đến 3h sáng thì quyết tâm lò mò chui ra khỏi chăn để dậy nhóm bếp. Tôi có bao diêm và…. một cuốn nhật ký. Khóc không thành tiếng luôn. Dù rất thương nhật ký nhưng vì sinh tồn tôi đành xé nó để làm mồi lửa nhóm củi. Tôi xé gần hết cuốn nhật ký và thổi phù phù lửa mới bắt đầu bùng lên và bắt vào củi. Chân tay mặt mũi nhem nhuốc tôi lại đi ngủ tiếp.



Đêm thứ 2 tại bộ lạc tôi hẹn giờ, cứ một tiếng đồng hồ tôi dậy châm củi một lần để giữ lửa được duy trì cả đêm. Và đến ngày thứ 3 thì tôi chính thức lăn ra ốm vì 3 đêm liền mất ngủ. Lạnh cũng mất ngủ và không lạnh cũng không thể ngủ. Đêm thứ 3 tôi quyết định ôm chăn gối qua lều của gia đình Tsaatan để xin ngủ một góc trong lều của họ. Đêm đó tôi được ngủ trong một không gian vô cùng ấm áp và được chứng kiến toàn bộ cảnh sinh hoạt về đêm của gia đình Tsaatan. Cùng họ quây quần bên bếp lửa và cắn hạt thông, nghe họ hát hò và nói chuyện. Đó thật sự là một trong những ký ức đẹp nhất mà tôi từng trải qua. Có lẽ nếu không có những đêm lạnh lẽo kia thì tôi đã không có được buổi tối ấm áp và ngọt ngào như thế.



Lần hoảng hốt ở bộ lạc đó là ngày thứ 4 tôi sống cùng họ. Sáng sớm ngủ dậy chui ra khỏi lều thấy họ dỡ các lều để dời đi nơi khác. “Ôi mẹ ơi” – tôi thốt lên – “Cái quái gì thế?”. Dẫu biết họ là dân du mục, có thể dời đi bất cứ lúc nào nhưng mà sao tôi đen đủi quá vậy, họ cũng chẳng báo cho tôi biết. Theo lịch trình thì ngày mai người hướng dẫn sẽ đến đón tôi rời khỏi đây. Vậy mà hôm nay họ dỡ lều dời đi. Không lẽ đêm nay tôi ngủ một mình giữa nơi núi rừng này. Tôi cuống lên tìm mọi cách liên lạc về cho người hướng dẫn và may mắn trưa hôm đó có người khác đến đón tôi và Nevar về. 


Rào cản ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất khi đặt chân đến nơi đây. Tất cả người ở bộ lạc đều không biết tiếng Anh. Tất cả những gì chúng tôi có thể giao tiếp với nhau là các hình vẽ nhanh trên giấy, ngôn ngữ cơ thể và một vài từ rời rạc trong cuốn từ điển. Nhưng may mắn cho tôi là trong ngày thứ 3 có một đoàn leo núi người Mông Cổ ghé qua, họ biết nói tiếng Anh. Tôi mừng như vớ được vàng liền nhờ họ hỏi giúp vài câu quan trọng cho bài viết".

Kinh Nghiệm đi Sapa 2 người chỉ với 2 triệu rưỡi!

Chia sẻ kinh nghiệm đi Sapa của bạn An Hiên.

*** Nhiều chị em hỏi đi Sapa có mắc không, đi 2 người thì bao nhiêu là đủ ?. Mình đi 2 ngày 1đêm, tổng chi phí cho cả 2 người rơi vào khoảng 2,5 triệu. Quá rẻ cho một chuyến đi Sapa ! Nhiều người làm review rồi, dưới đây mình xin chia sẻ ít kinh nghiệm cá nhân chuyến đi vừa rồi nhé :))) 

Mình liệt kê những khoản cần phải chi tiêu :
+ Phí đi lại : 800k
+ Phí ăn uống : 1 triệu 
+ Phí ở : 270k
+ Phí tham quan: 400k

👉Tổng chi phí chuyến đi Sapa : ~ 2,5tr cho 2 người 



Đi lại trên SaPa  

Nếu các bạn đã lên kế hoạch cụ thể ngày đi ngày về thì các bạn nên đặt vé khứ hồi để tiết kiệm chi phí nha. 
+ Khứ hồi 350k/ người 
+ Đặt trước không khứ hồi : 200k/ người
Mình đi Hãng xe giường nằm Camel Travel. 
Địa chỉ : 
* Hà Nội : 459 Trần Khát Chân 
Sđt : 043 625 0739 / 043 625 0659
* Sapa : 034 Ngũ Chỉ Sơn 
Sđt : 0203 872 755 / 0942 800 150



Nhà xe có rất nhiều điểm đón khách nên giờ cũng sẽ chênh nhau 1 chút nhé . Mình ở gần Phạm văn Đồng nên h đi là 22h . Bạn chỉ cần lên xe và ngủ 1 giấc tỉnh dậy thỳ gọi cho bên homestay đón nhé .
+ Tiền taxi từ homestay ra bến xe để về Hà Nội : 80k 
( Tụi mình được anh chủ Homestay đánh xe ra đón lúc mới xuống Sapa nên tiết kiệm được khoản taxi ^^ )



 Chỗ ở trên Sapa: 


Ở Sapa nhiều khách sạn, nhà nghỉ cực, nhưng Mình quyết định chọn homestay ở vì thứ nhất chi phí rẻ, lại gần gũi với thiên nhiên. Bước ra khỏi phòng là thấy cả dãy núi non, mây ngàn rợp mắt luôn, một trải nghiệm quá tuyệt vời :3 

Mình ở Homestay H' mông ở bản Cát Cát nha,
Giá : 270k/phòng 
+ Bao gồm 1 xe máy được sử dụng 1 ngày , 1 bữa ăn sáng và dịch vụ đón khách tại bến xe về chỗ nghỉ. Mình thuê phòng từ 6h sáng hôm trước đến 6h chiều hôm sau mới trả phòng .
Số điện thoại a Mạnh chủ Homestay nha các bạn: 0936561889 ( nhớ alo trước để book phòng nhé )

Chuẩn bị hành lý


Một số đồ dùng cá nhân: Bạn nên chuẩn bị một số vật dụng cá nhân cho chuyến đi như kính, khẩu trang, khăn( chắc tháng 11-12 mới cần tới ) , găng tay, áo mưa… Những thứ này sẽ giúp các bạn đi xe máy bảo vệ mắt và sức khỏe nha, vì mình thấy Sapa đang cải tạo và xây dựng rất nhiều nên đường xá khá là bụi bặm. 

Bên cạnh đó bạn còn phải mang theo bàn chải đáng răng, khăn mặt, kem đánh răng vì dù ở khách sạn có sẵn nhưng chất lượng không tốt. 

Đồ ăn nhẹ: Do hành trình chủ yếu là đi bộ và tốn khá nhiều năng lượng, bạn nên chuẩn bị một ít bánh, sữa, socola, kẹo… tùy thích. Nó sẽ rất hữu ích cho bạn trên đường đi và nhất là kẹo có thể dành làm quà cho trẻ em dân tộc.

Ăn uống trên Sapa


Những món ăn không thể bỏ lỡ khi tới Sapa phải kể đến như : Rau tươi Sapa , cá Hồi - cá Tầm , thịt lợn cắp nách, các món nướng,..
Ở Sapa có khu chợ ẩm thực đối diện nhà thờ có rất nhiều nhà hàng nhưng giá hơi đắt nên tụi mình quyết định chọn một nhà hàng khác ở ngoài. 



Tụi mình ăn ở quán số 68 đường Ngũ Chỉ Sơn cũng khá ngon, giá cũng ok. Ngoài ra muốn ăn đồ nướng, các bạn cũng đi dọc con đường Ngũ chi sơn nha, nhiều quán nướng cực ! Đồ ăn vừa ngon vừa rẻ, cũng vệ sinh nữa. Quán mình ăn quên mất không ghi nhớ ngõ nào, chị chủ quán nhiệt tình, dễ thương, nhận giữ xe máy free cho mình đi dạo phố luôn 😂 
* lưu ý : đường Ngũ Chi Sơn là đường một chiều nha các bạn. Có đi nhớ để ý kĩ kẻo công an tóm 😅


 
Cafe Heaven

Các địa danh du lịch trên Sapa

  • Hàm Rồng (trong trung tâm thị trấn)
  • Thác Bạc (cách thị trấn khoảng 12 km)
  • Cầu Mây (cách thị trấn khoảng 17 km)
  • Bản Cát Cát (cách thị trấn 2 km)
  • Bản Tả Van (cách trung tâm thị trấn 8 km)
  • Tả Phìn (cách trung tâm thị trấn khoảng 12 km)
  • Bãi đá cổ (cách trung tâm thị trấn khoảng 10 km)
  • Fansipan - nóc nhà của Đông Dương (cách thị trấn khoảng 9 km)
  • Chợ Bắc Hà (cách Lào Cai chừng 70 km )
  • Tham quan Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu (Trong trung tâm TP. Lào Cai).


Chuyến đi vừa rồi mình chỉ đi có Thác Bạc, bản Cát Cát và Núi Hàm Rồng nha. Vẫn còn nhiều địa danh chưa khám phá hết, lúc về tiếc hùi hụi vì không được thấy lúa chín vàng ( thời điểm mình đi người ta vừa gặt xong 😂 


Được cái buổi tối trời se lạnh hai đứa nắm tay nhau đi dạo phố Tây, ngắm nghía từng quán cà phê mà thích ơi là thích vì decor đẹp quá :((
Nhất định, mình phải quay lại Sapa không chỉ một mà nhiều lần nữa 💪

Tất cả ảnh của mình đều chụp bằng camera thường và chỉnh ảnh bằng vsco nhé.
















6 điểm ngắm lá vàng đẹp nhất Tokyo!!

6 điểm ngắm lá vàng đẹp nhất Tokyo!!
Cho các cặp đôi chụp ảnh cưới!!
❶明治神宮外苑 ( Meiji jingu gaien)
( Ảnh 1,2,3)
• Thời điểm ngắm : Tư giữa tháng 11 --> đến giữa tháng 12
• Địa chỉ
東京都港区北青山1~2丁目(イチョウ並木)、新宿区霞ヶ丘町
( Tokyoto minatoku kitaaoyama 1〜2 chome)
• Ga gần nhất : Jingugaienmae
Hoặc 青山一丁目(Ayoyama icchome)



❷昭記念公園 国営昭和記念公園
( Kokuei showa kinekoen)
( Ảnh 4)
•Thời điểm ngắm: Từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 12
•Địa chỉ
東京都立川市緑町3173
( Tokio tachikawashi midorimachi 3173)
• Ga gần nhất : Nishitachikawa


❸小金井公園 ( Koganei Koen)
( Ảnh 5)
• Thời điểm ngắm : Từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 12
• Địa chỉ
東京都小金井市関野町1-13-1
( Tokioto koganei shi Kannocho 1-13-1)


❹靖国神社 ( Yasukuni jinjya)
( Ảnh 6)
• Thời điểm ngắm :Tư giữa tháng 11 đến giữa tháng 12
• Địa chỉ
東京都千代田区九段北3丁目1−1
( Tokyoto chiyodaku Kudankita 3-1-1)
• Ga gần nhất : Kudanshita


❺甲州街道いちょう並木
(Koushyukaido ichou namiki)
( Ảnh 7)
• Thời điểm ngắm : Từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 12
• Địa chỉ
東京都八王子市(Tokyo Hachiojishi)


❻代々木公園 ( Yoyogi koen)
( Ảnh 8)
• Thời điểm ngắm : Cuối tháng 11 đến giữa tháng 12
• Địa chỉ
東京都渋谷区代々木神園町2-1
( Tokyo shibuya ku yoyogi Kamizonocho 2-1)
• Ga gần nhất : Yoyogi


Có bạn trẻ nào muốn lên Tokyo chơi hem??? Xin nghỉ sớm nhé!
( Nguồn ảnh: Google)

Viết bài: Pham Oanh

Cẩm nang bỏ túi cho "ta" đi "bụi" xứ Đài


Gần một tuần lang thang ở Đài Loan trong cảnh luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu, tôi rút ra được vài bí kíp để không bỡ ngỡ nơi xứ người.

Dù đã lên mạng tìm hiểu sơ sơ về Đài Loan rằng người dân xứ này nói tiếng Anh không tốt, nhưng lúc đến khách sạn tôi mới thấm được việc ai nói nấy hiểu ở đây. Thật sự là rất ít người Đài Loan biết nói tiếng Anh (nói tốt càng cực hiếm), kể cả nhân viên bán hàng siêu thị, tiếp tân khách sạn, phục vụ phòng, nhân viên tiệm thuốc; từ người trẻ đến người già….Nước mưa tạt vào phòng và chảy lên láng nên cô bạn khá chuẩn tiếng Anh của tôi gọi điện mắng vốn cho tiếp tân lên xem. Một hồi sau, tiếp tân cho người mang lên cho chúng tôi…2 chai nước suối (tưởng khách thiếu nước nên phục vụ thêm).…
Nghĩ là học sinh sẽ học ngoại ngữ và nói tốt, gặp đám trẻ đi học về thiệt phấn khởi nhưng chúng cứ lắc đầu trong ái ngại vì không thể hướng dẫn được gì cho chúng tôi. Động từ “tu quơ” của tôi ngày càng rơi vào trạng thái tuyệt vọng. May mắn là trước đó chúng tôi có “quơ" một bản đồ về thành phố Đài Nam tại sân bay nhưng bằng tiếng Anh để đem theo cùng. Khi nào bí có thể mở ra, hỏi dân địa phương bằng tiếng... Việt cũng được, vì chỉ chỏ là chính nên họ sẽ hiểu và ngoặt tay chỉ hướng đi.... Một cách chống mù mờ nữa là chúng tôi tranh thủ hỏi thông tin về những địa điểm mình sắp đi, giờ tàu xe…ở những nơi công cộng, có trung tâm thông tin dành cho du khách. Nhiều nhân viên ở đây nói tiếng Anh khá tốt và rất tận tâm khi được hướng dẫn để bạn có thể đi tham quan thành phố.
 Bản đồ các điểm tham quan thành phố ở Đài Nam có ở nhiều nơi nhưng đa số bằng tiếng Đài
Bản đồ các điểm tham quan thành phố ở Đài Nam có ở nhiều nơi nhưng đa số bằng tiếng Đài
 Một quán trà sữa không...tiếng Anh
Một quán trà sữa không...tiếng Anh
 Do không rành bản đồ thành phố bằng tiếng Anh nên người đàn ông này phải cúi sát xuống nghiên cứu địa điểm để chỉ hướng dẫn cho chúng tôi
Do không rành bản đồ thành phố bằng tiếng Anh nên người đàn ông này phải cúi sát xuống nghiên cứu địa điểm để chỉ hướng dẫn cho chúng tôi
Cẩm nang bỏ túi cho "ta" đi "bụi" xứ Đài
 Rồi đưa khách ra đường, ngoặt tay chỉ cho lẹ
Rồi đưa khách ra đường, ngoặt tay chỉ cho lẹ
Dù đã được dặn trước nhiều về chuyện đi đứng nhưng chúng tôi cũng không khỏi bỡ ngỡ trước rừng thông tin về tàu địa phương, tàu cao tốc, xe buýt…mà đa số là bằng tiếng Trung ở các nhà ga. Đã điều nghiên trước, mới 7 giờ 30, từ Đài Nam chúng tôi đi tàu cao tốc xuống Gia Nghĩa để chuẩn bị cho chuyến đi lên Fengchihu, Alisha. Thế nhưng khi đến nơi thì đã lỡ chuyến tàu hỏa đi lên vùng núi Alisha (mỗi ngày chỉ có 1 chuyến, cuối tuần là 2 chuyến), nên không có dịp được ngồi tuyến đường ray vòng quanh núi dẫn lên đến đỉnh cao hơn 2.000 m, qua 47 đường hầm và 72 cây cầu.
Và cũng vì rề rà nhấm nháp thức ăn nhanh của cửa hàng 7-11 mà chúng tôi trễ xe buýt trong vòng "1 nốt nhạc", để rồi hứng một trận bão Meranti tơi bời, suýt kẹt lại qua đêm ở đảo Cijin khi xe buýt ngưng hoạt động, phà nghỉ chạy, xe taxi không dám ra đường trong lúc gió rít lên từng cơn, quăng quật mọi thứ trong cơn cuồng phong và mưa thì như trút.
Tôi tự nhắc mình là trước khi muốn đến một nơi nào đó cần tìm hiểu về thời gian đi, đến của các chuyến tàu cao tốc, tàu địa phương, xe lửa, xe buýt và đến đúng giờ từ các trang web về du lịch Đài Loan ở Việt Nam, hay tại các trạm thông tin dành cho du khách trước đó 1 ngày.
 Xe buýt ở Đài Loan có nhiều tuyến nhưng cũng cần biết trước trước lịch trình và thời gian xe hoạt động, nếu không có thể chờ hơn cả giờ mới có thể đi được
Xe buýt ở Đài Loan có nhiều tuyến nhưng cũng cần biết trước trước lịch trình và thời gian xe hoạt động, nếu không có thể chờ hơn cả giờ mới có thể đi được
 Ở Đài Loan có nhiều trung tâm thông tin về du lịch dành cho du khách
Ở Đài Loan có nhiều trung tâm thông tin về du lịch dành cho du khách
Ở xứ này, bạn cũng cần "cẩn thận" từ chuyện nhỏ nhặt nhất: Bỏ rác ở đâu? Số là một lần tôi lang thang rồi lạc bước vào một khu chợ. Chợ sạch sẽ, không hôi tanh hay đọng nước dù là khu bán cá, bán thịt. Dạo chợ chụp ảnh mà cầm ly trà sữa đã hết cũng bất tiện, nên sau một hồi ngó nghiêng, thấy ông bán thịt heo có thùng rác kế bên, tôi mạnh dạn đến đặt ly trà sữa của mình vào. Nào ngờ ông lắc đầu liên tục, xổ ra một tràng xí xô, xí xào làm tôi tẽn tò, đến nhặt lại hàng vừa ký gửi mà không biết mình đã làm gì sai.
 Một ngôi chợ khá đông đúc ở TP Đài Nam
Một ngôi chợ khá đông đúc ở TP Đài Nam
 Món giò heo
Món giò heo
 Các thức ăn nấu sẵn khá đông người mua
Các thức ăn nấu sẵn khá đông người mua
 Cá biển tươi rói như vừa đánh bắt lên
Cá biển tươi rói như vừa đánh bắt lên
 Dù là khu bán thịt cá nhưng không có mùi hôi hay nước đọng
Dù là khu bán thịt cá nhưng không có mùi hôi hay nước đọng
 Đồ ăn sẵn được bỏ vào bao
Đồ ăn sẵn được bỏ vào bao
 Dù là chợ nhưng quy định về phân loại rác tái chế vẫn khá nghiêm ngặt
Dù là chợ nhưng quy định về phân loại rác tái chế vẫn khá nghiêm ngặt
Thấy vẻ mặt ngỡ ngàng của tôi, một ông khác ngồi đó bèn tuôn một tràng với ông bán thịt (chắc là thanh minh dùm tôi là người nước ngoài) rồi "ra dấu" cho tôi biết thùng rác phía sau bức tường gần đó. Đi vòng ra sau bức tường, tôi càng ngơ ngác hơn vì chả thấy thùng rác nào khác. Nhưng nhìn kỹ lại thì phát hiện ở đó có một cái giỏ đựng vài cái ly, “đồng loại” với cái ly tôi đang cầm. À, thì ra là xứ người phân loại rác ngay tại nguồn hay hơn xứ mình, dù là ở chợ hay các nơi công cộng khác. Chớ quên!
Một chuyện dở khóc dở cười khác là chuyện cái chấu cắm điện để sạc pin cho điện thoại. Đám bạn đã từng đi Đài Loan quên béng chuyện nhắc nhở chúng tôi rằng xứ Formosa (tên cũ của Đài Loan) chỉ xài loại ổ cắm 3 chấu dẹt, thế là cứ vào đến khách sạn là chúng tôi phải hỏi về chuyện chấu cắm điện. Ở những khách sạn của các TP lớn thì vô tư cho khách mượn (có tiền thế chân) nhưng lên chỗ homestay ở vùng sâu vùng xa thì họ bó tay, hỏi mua cũng không có.
Lần ở Fengchihu, sao khi làm bà sơ già lục hết các thể loại loại ổ cắm tích lũy được và cho chúng tôi được lục soát cả phòng truy tìm, chúng tôi đành tung tăng đi mua trong đêm. Tìm mãi không có, chúng tôi vào một khách sạn trong vùng hỏi thăm thì nơi đây hỏi: "Bạn đang trọ ở đâu?...Khách sạn chúng tôi có và có thể cho bạn mượn nhưng cần phải thế chân 100 đô (Đài Loan)".
Đến sáng hôm sau khi chúng tôi đem trả cái chấu cắm, họ vui vẻ trả lại tiền và chúc chúng tôi đi chơi vui vẻ. Quả là dễ thương ghê nơi và cũng là một bài học cho kẻ nhớ trước quên sau như tôi trong các chuyến đi du lịch.
Song Ngọc