This is default featured slide 1 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 2 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 3 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 4 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 5 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
Du Lịch Hà Giang Và Những Trải Nghiệm Thú Vị Khó Quên
Cách thành phố Hà Nội khoảng 300 km, Hà
Giang là một địa chỉ du lịch có khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với
những cánh đồng hoa tam giác mạch bạt ngàn và những con đèo thơ mộng uốn lượn
giữa các ngọn núi hùng vĩ. Tham gia một chuyến đi du lịch Hà
Giang, du khách không chỉ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những cánh đồng
hoa tam giác mạch, ruộng bậc thang mà còn bởi chính cuộc sống của cộng đồng dân
tộc người H'mong ở đây.
Trải nghiệm cuộc sống của đồng bào dân tộc H'mong
Chiếm trên 31% dân số các dân tộc trong tỉnh ở Hà Giang,
đồng bào dân tộc H'mong chủ yếu sống tại các huyện phía bắc như
Yên Minh, Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn và phía tây Hoàng Su phì, Xín Mần. Một trải
nghiệm du khách sẽ không bao giờ quên là được sống trong cùng một nhà với người
dân tộc H'mong.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhCi2cYqOnwgX1cDJrewa8H60ekhSml0D2C1JsykvFLfgXwVYoQ4gIniGC_tTHYqfk_zIY_vb3jIFzmnDBgxoY3K0QHPI-wGEc6T1mGe97cquKtvcLM6aAZAsDNSwWMARjlWboDmMSZYG0/s1600/canh-dep-ha-giang-hung-vi-va-me-say.jpg)
Người H'mong có truyền thống canh tác nương đá, trồng
lúa, ngô và các loại hoa màu. Sản xuất thủ công mỹ nghệ của họ đạt đến trình độ
khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc. Bà con thường đem hàng hóa xuống
các phiên chợ vùng cao để giới thiệu sản phẩm tới khách du lịch trong và ngoài
nước.
Thưởng thức mèn mèn đặc sản độc và lạ
Mèn mén là cơm vàng truyền thống của người dân tộc H'mong
được dùng trong những bữa ăn hàng ngày, kèm canh rau cải, đậu chúa. Mèn mén được
chế biến không khó nhưng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Ngô bột được xay nhỏ bằng
cối đá, đem sàng sẩy sạch, cho nước vừa phải để nhào trộn thật tơi xốp, để vào
chõ đồ. Bước cuối cùng để tạo ra món mèn mén là hấp.
Trong quá trình hấp, người H'mong chú ý đến hơi tỏa đều
trên mặt chõ. Khi đó, họ đổ ra nia nhào nước và đồ lần thứ hai cho tới khi chín
kỹ. Để thêm hấp dẫn và ngon miệng, người Mông thường thêm vào đó những gia vị
chỉ có ở nơi đây như đậu xị, rau thơm, tương ớt.
Chinh phục cung đường đèo đẹp như mơ Mã Pì Lèng
Với chiều dài hơn 20 km, Mã Pì Lèng được
mệnh danh là thiên hạ đệ nhất đèo với một bên là vách núi cao dựng đứng và vực
sâu hun hút. Đứng trên đỉnh đèo nhìn xuống, bạn sẽ thấy dòng sông Nho Quế bốn
mùa quanh năm xanh mát uốn lượn, như một sợi chỉ cắt ngang những dãy núi đá tai
mèo nhọn hoắt, tạo nên cảnh sắc hiếm nơi nào có được là mây, trời, sông, núi hội
tụ.
Thức dậy và đi dạo đón bình minh giữa cánh đồng hoa tam giác mạch
Tam giác mạch là loài hoa đặc trưng và độc đáo của cao
nguyên đá, với những bông nhỏ xíu màu tím hồng. Du khách sẽ có trải nghiệm thú
vị khi thức dậy và đi dạo chào đón bình minh giữa cánh đồng hoa. Không khí trong
lành và dễ chịu của buổi sớm mai hòa quyện với vẻ đẹp của hoa tam giác
mạch sẽ đem lại cho bạn những kỉ niệm khó quên.
Để nạp năng lượng hứng khởi cho ngày mới, bạn không nên
bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món bánh cuốn phố cổ Đồng Văn. Sự kết hợp hoàn hảo của
món lạnh ăn cùng chén nước dùng nóng hổi giúp bạn cảm thấy ấm bụng hơn trong
thời tiết lành lạnh.
Chiêm ngưỡng ruộng bậc thang vào mùa lúa chín của huyện Hoàng Su Phì
Đến với Hoàng Su Phì, du khách như lạc
bước vào bức tranh thiên nhiên sắc màu xanh biếc của mây trời và được chiêm
ngưỡng hàng nghìn thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa chín vàng uốn lượn bao quanh
thung lũng.
Những thửa ruộng tại Hoàng Su Phì luôn thay màu áo mới
khi thời tiết bốn mùa chuyển mình, như vào mùa nước đổ trắng xóa, hè sang lúa
xanh mướt mát hay thu tới vàng óng.
Cảnh Đẹp Hà Giang Trong Bộ Phim Mới "Cha Cõng Con"
Mới đây, đoàn làm phim "Cha cõng con" của đạo diễn Lương
Đình Dũng đã hé lộ những cảnh quay tuyệt đẹp ở Hà Giang. Bộ phim này được khởi
quay từ mùa hè năm 2013 nhưng gặp sự cố nên bị trì hoãn tới hai năm. Cuối tháng
7 năm nay, phim đã quay tiếp tại Hà Giang trên đỉnh một ngọn đồi ở Bắc Mê, Hà
Giang.
Sau 2 năm trì hoãn, cuối tháng 7 vừa qua, ê-kíp Cha cõng
con của đạo diễn Lương Đình Dũng lần thứ 2 lên đường. Để có được những khuôn
hình tuyệt vời, ưng ý, cả đoàn phải di chuyển gần 20ngàn km từ từ Hà Giang, Bắc
Mê, Tuyên Quang, Hà Nội đến Sài Gòn.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgxVQ6gn4gOvZUG_G5jMUqXTQ5j03P78JbpBa7aQU34OHvQom3KU3VgcpfoTbz1xOKrJ3r041TITcht0hBUyl58RQNqcMGow5xo6Afpab_PdU3mD2nWjkEtuPi_soeKqV6CXkVppZH3FVg/s1600/canhdepphimchacongcon1.jpg)
Được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của đạo diễn
Lương Đình Dũng, bộ phim "Cha cõng con" tập trung khắc họa tình cha con giản dị
và đẹp đẽ của hai cha con Mộc và Cá. Cá mồ côi mẹ từ nhỏ, em có ước được chạm
vào những đám mây bay trên bầu trời. Còn người cha dù cả đời quanh quẩn đánh cá
bên bờ sông nhưng vẫn lặng lẽ nuôi dưỡng trong lòng cậu con trai những câu
chuyện tưởng tượng về vùng đất tràn ngập ánh sáng mà chính ông cũng chưa bao giờ
được đặt chân đến.
Thông tin từ đạo diễn Lương Đình Dũng cho biết, kịch bản
Cha cõng con do biên kịch Hollywood Pilar Alessandra chắp bút. Tình cờ tham gia
khóa đào tạo về biên kịch do Pilar Alessandra trực tiếp hướng dẫn khi cô sang
Việt Nam, Lương Đình Dũng tranh thủ cơ hội nhờ cô sửa kịch bản hộ mình. Khi
thưởng thức những khuôn hình trong Cha cõng con, nhà biên kịch Hollywood Pilar
Alessandra phải rơi nước mắt trước những hình ảnh hiếm thấy. Cô bày tỏ sự tự hào
và hạnh phúc khi được tham gia dự án này.
Đạo diễn hình ảnh Lý Thái Dũng (trái) và đạo diễn
Lương Đình Dũng ngồi trao đổi bên khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Hà
Giang.
Đạo diễn Lương Đình Dũng cũng không giấu khát vọng sẽ đem
phim tham dự liên hoan phim quốc tế trước khi ra mắt tại thị trường Việt Nam vào
nửa đầu năm 2016.
Một số hình ảnh đẹp trong bộ phim "Cha cõng con"
của đạo diễn Lương Đình Dũng:
Đoàn phim tung ra những hình ảnh thực hiện tại Bắc
Mê, Hà Giang - bối cảnh chính của bộ phim
Khung cảnh đẹp trong Cha cõng con.
Sông Gâm xanh thẳm hút xuống giữa hai dãy núi cao
ngất hùng vĩ, với nước trong vắt tĩnh lặng.
Ngoài cao nguyên đá vốn nổi tiếng đã lâu, Hà Giang
còn có một vùng đất tuyệt đẹp.
Những Hình Ảnh Đẹp Về Sắc Hoa Trên Cao Nguyên Đá
Tháng
11, các loài hoa đua nhau nở khiến cho cao nguyên đá Hà Giang tràn ngập đủ loại
màu sắc. Cúc vạn thọ, hoa dền, hoa vông vang… mùa này rộ nở trên cao nguyên đá,
làm thức dậy những vẻ đẹp ẩn sâu của một Hà Giang chưa bao giờ xưa
cũ.
Hà Giang tháng 11 tặng những vị khách ghé thăm vẻ đẹp nên
thơ được dệt nên từ những cảnh vật bình dị, thân thương nhất.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjUWaKJEmk-eiC2lwzpWoQxaqADOLFD6Lc16X6GIxkP4-lL4FM9ZaanUHM7OhkXH80hXwxJlacXcISGLcoBTdEQUpv3TNyqIgahAj8mep5BXbT1KYzdEO5KLfUlUOwQpHB8QKZx5YML8_s/s1600/sachoahagiang1.jpg)
Loài cúc vạn thọ với màu cam đầy ma mị, điểm tô cho núi
rừng Tây Bắc.
Sắc hoa rực rỡ khắp núi rừng đẹp như nụ cười đôn hậu của
con người nơi đây, như một thứ men tình ấm áp, dễ làm say lòng người.
Đi qua những mùa hoa trên cung đường vòng vèo, quanh co
của mảnh đất địa đầu Tổ Quốc, những sắc hoa ven đường làm hành trình trở nên
ngắn lại, tâm hồn người lữ thứ như trở nên rộng mở, thăng hoa hơn.
Một cậu bé người Mông thích thú với bông hoa dại rực rỡ
(hoa vông vang) bên đường đèo tại Du Già.
Thung lũng Sủng Là tuyệt đẹp với một góc phủ kín màu hoa
dại.
Ai đó đã có những vần thơ lai láng về loài hoa này: "Tôi
sẽ trở về trong nỗi nhớ lang thang/ Làm cánh bướm đậu vàng bông hoa cúc/ Để gởi
tặng em một làn hương hiền thục/ Có nồng nàn và cả những bâng khuâng".
Những đoàn ngựa thồ hàng từ biên giới trở về trong khung
cảnh nên thơ.
Con đường phía sau cột cờ Lũng Cú, cực Bắc Tổ quốc phủ
đầy hoa cúc vạn thọ rực rỡ.
Một cung đường tại Seo Lủng với vạt hoa rau dền đỏ tía
bên đường.
Những triền hoa dại không biết gọi tên khiến du khách
không khỏi bâng khuâng, thích thú.
Hà Giang chớm đông không chỉ mơ màng trong sắc hồng của
loài hoa tam giác mạch mà còn để lại những cảm xúc bâng khuâng khó tả cùng những
loài hoa muôn sắc trên khắp nẻo lối. Để rồi, người lữ thứ phương xa nếu đã trót
phải lòng xứ sở của đá nở hoa đến đây chỉ muốn lạc lối về.
[Video] Flycam Cột cờ Lũng cú - Hà Giang
R.D Flycam - 0967 515 222
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhW3Xeykn6VNImmOutfaxF0GxIIuq_FBkfJdhjndwPwqg9scxqkOLj0sHITDrmHKEGntVp2j1XvdXv41Fi_Xz295KMpXz8uDiltaZOOJUd5hpMh_5_a1RPVY-tepDtU3yhpcgrOsU7CrN4/s200/Untitled.png)
Kinh nghiệm từ một chuyến leo Fansipan bất thành
Không
đặt chân được lên đỉnh nhưng tôi vẫn thấy phải có trách nhiệm chia sẻ với các
bạn những bài học đắt giá tôi có được qua chuyến đi.
Bích Hằng
Ước mơ được chinh phục nóc nhà Đông Dương đến với tôi từ
6 năm trước và tôi đã quyết định lên đường khi tìm được một người bạn có quyết
tâm cao làm đồng hành. Khó khăn của tôi là đã gần 60 tuổi, thuyết phục được
chồng con không dễ. Mỗi người một câu, và tôi đã trưng ra những bằng chứng hùng
hồn nên mọi người chỉ còn cách cùng tôi chuẩn bị cho chuyến đi mạo hiểm
này.
![]()
Đỉnh Fansipan cao 3.143 m dành cho người quyết tâm, ưa
mạo hiểm và một chút may mắn. Ảnh:Hùng
Lekima
|
Ngày 24/10, chúng tôi gồm có 3 người đã lên đường với tâm
trạng không thể tuyệt vời hơn. Thành viên nhóm có tôi, một bạn gái thế hệ 9X
nặng 42kg với chiếc balo 8 kg trên vai và một chàng trai thế hệ 8X đã một lần
đứng trên nóc nhà Đông Dương.
Loanh quanh ăn sáng, cafe xong xuôi, chụp ảnh kỷ niệm
chúng tôi lên đường sau khi đã nai nịt gọn gàng và để bớt đồ ở khách sạn. Dù đã
biết rằng chỉ mang theo những thứ cần thiết, nhưng balo của ai cũng quá nặng vì
thấy thứ gì cũng cần thiết, nào máy ảnh, điện thoại, quần áo ấm, nước uống,
thuốc men, đồ ăn vặt... Đến cửa rừng đã 10h sáng, quá muộn nhưng lúc này chúng
tôi không biết là muộn nên vẫn rất hồ hởi.
Từ cửa rừng, công ty du lịch phát thêm cho mỗi người 4
chai nước, một cuộn giấy vệ sinh, một bàn chải và kem đánh răng nhỏ. Hành trang
mỗi người nặng thêm 2,5 kg nên chúng tôi bỏ lại hai chai nước. Chúng tôi lội qua vài con suối nhỏ
có những viên đá kê sẵn cho khỏi ướt giày. Vượt qua vài con dốc cao và khó khăn
sẽ đến những nơi rộng đủ để dừng chân nghỉ ngơi và tranh thủ tạo dáng chụp ảnh.
Chưa khó khăn lắm nhưng một vài người đã thấm mệt và tiếng thở rất gấp gáp...
Người vác đồ (porter) khuyên đừng thở như thế, nhẹ thôi kẻo không đi được... Tuy
vậy, tinh thần chung là rất phấn chấn, vừa đi vừa chuyện trò râm
ran...
Gần 13h chúng tôi đến trạm
2.200 m, vừa đói vừa mệt, bữa trưa gồm cơm nắm, gà bản kho mặn, dưa chuột chẻ,
xôi, muối vừng, trứng gà luộc... Ăn xong có vài người định ngả lưng nhưng porter
yêu cầu lên đường ngay nếu không sẽ không kịp đến trạm 2.800 m trước khi trời
tối.
Qua khỏi trạm 2.200 là bắt đầu cho một chặng đường mới
với bao thử thách không ngờ. Đây là đoạn đường đầy dốc đá dựng đứng, có những
điểm gần như không có chỗ đặt chân. Một thanh niên sẽ trèo lên trước tìm chỗ
đứng để kéo người khác lên. Đã thưa dần tiếng cười và thay vào đó là những nhịp
thở mệt nhọc. Mọi người lấy kẹo, bánh, chocolate, thuốc tăng lực ra dùng và dặn
nhau bước đi thật cẩn thận. Từ đây, chúng tôi bắt đầu tách tốp. Nhóm tôi nhanh
chóng bỏ xa nhóm kia vì tập trung vào leo và gần như người nào cũng biết điều
hòa hơi thở, giữ đều bước chân, không nghỉ quá lâu.
|
Leo Fansipan cần sự chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là sức
khỏe. Ảnh: ANTĐ
|
Chưa bao giờ trong đời
tôi, trong cùng một ngày lại nhận được nhiều nụ cười và những lời động viên,
chia sẻ từ những người không thân thuộc như vậy. Trên đường vào trạm 2.800 m,
chúng tôi gặp các bạn từ 2.800 m đi ra, họ đã chinh phục đỉnh từ sáng sớm và bây
giờ đang trên đường ra trạm 2.200 m. Thấy tôi họ đều rất ngạc nhiên, ai cũng
tươi cười chào hỏi động viên. Tôi nhớ mãi một bạn nhìn tôi và bảo: "Cô ơi, cố
lên, nhưng cô phải cẩn thận từng bước chân nhé, nếu sơ sẩy thì không ai có thể
giúp được cô đâu. Trong đoàn cháu có một chị bị bong gân và bây giờ đang phải tự
"lết" xuống. Cô đừng nghỉ nhiều sẽ mệt, chỉ dừng một chút là phải đi
ngay". Tôi đã tự dặn mình phải
cẩn thận, nhưng khi bạn ấy nói không ai có thể giúp được cô đâu thì dường như
tôi thấy cần phải cẩn thận hơn.
Trên đường đi vào trạm 2.800 m, do khởi hành muộn (10h
sáng) nên khi gặp chúng tôi mọi người đang trên đường ra đều hết sức ái ngại, sợ
chúng tôi bị tối trong rừng. Có người còn nói thẳng: tốt nhất là quay ra trạm
2.200 m ngủ để sáng mai đi sớm. Nghe vậy, nhóm tôi sợ quá không dám nghỉ nhiều
mà phải tăng tốc, chúng tôi đi rất nhanh, người nọ hỗ trợ người kia.
Lết lát mãi cuối cùng
nhóm tôi cũng lên được trạm 2.800 m, nhưng đã quá muộn. Căn nhà gỗ ấm áp như
công ty du lịch hứa hẹn đã không còn chỗ chen chân dù chúng tôi đã cố gắng hết
sức. Do khởi hành quá muộn hoặc do công ty mà chúng tôi đăng ký đi không đặt
được chỗ nên chúng tôi phải ngủ ngoài trời trong một cái lều.
Tôi cố gắng tả cảm giác của cái đêm ấy. Đầu tiên là cái
lạnh tái tê của núi cao khi đêm về, không có những đợt gió bấc ù ù nhưng cái
lạnh của núi đá cứ thấm dần qua từng lớp áo đã bị mồ hôi trên đường đi hoặc ngấm
nước cơn mưa buổi chiều bạn vừa hứng khiến cho bạn có cảm giác như bị ướp đá,
răng đánh vào nhau cầm cập. Nhưng không sao, cái lạnh đó đã được không khí tưng
bừng, rộn rạo của hơn 200 con người có mặt ở trạm lúc đó đẩy lùi bằng những
tràng cười giòn giã, vui không tả xiết... Mọi người chào hỏi nhau, vui mừng khi
thành công gần như nắm chắc trong tầm tay, hẹn nhau sáng mai cùng lên đỉnh tập
thể... Sau một ngày leo núi mệt nhọc, việc cần phải làm bây giờ là vệ sinh cá
nhân, thay quần áo. Tuy không được ở trong ngăn nhà gỗ ấm áp kia nhưng chúng tôi
cũng được sử dụng nhà vệ sinh, tắm giặt miễn phí. Ngoài trời lúc đó lạnh khoảng
5 độ, nước thì được lấy từ nguồn trên đỉnh núi xuống, trong vắt và có nhiệt độ
của đá tan. Tôi mở vòi lấy nước rửa mặt, chao ôi là lạnh, nhưng nước lạnh làm
cho tôi tỉnh táo. Nhưng khi bạn cần dùng nước cho việc rửa những vùng da nhạy
cảm thì đó là vấn đề khác, nước lạnh có cảm giác như dao cắt da thịt, nhưng phải
chấp nhận thôi.
|
Đây là khu cắm lều, nấu nướng ở 2800mm, có nhà vệ sinh và
bể nước. Ảnh: Hung
Lekima
|
Lần lượt mọi người làm vệ sinh cá nhân và chúng tôi được
bố trí nghỉ đêm trong một lều do các porter mới dựng xong trên nền ruộng ẩm ướt.
Tiếp đó họ sẽ trải một tấm bạt có độ dày của tờ giấy A4 hoặc hơn một tý, đặt lên
trên đó một cái khung khum khum đủ để cho bạn có thể ngồi thẳng lưng ở chỗ cao
nhất của đỉnh lều, sau đó họ lật tấm bạt lên lợp mái và còn thừa thì để đóng cửa
lều khi đêm xuống cho đỡ lạnh...
Trên đường đi có bạn đã cảnh báo tôi là nếu không được
nghỉ trong nhà gỗ thì ngủ ngoài lều sẽ rất lạnh, tôi chủ quan trả lời nếu hết
chỗ thì đành phải ngủ ngoài lều, mọi người chịu được thì tôi cũng chịu được. Lúc
đó tôi tưởng tượng đó là một cái lều dã chiến thường dùng cho bộ đội nghỉ đêm
hoặc chí ít cũng như cái lều trại.... Khi nhìn thấy thấy cái "lều vịt" kể trên
tôi cũng chưa thấy lo lắng vì tôi nghĩ còn túi ngủ được quảng cáo là rất dày và
ấm có thể chịu được cái lạnh -5 độ. Tôi xoa dầu nóng cho chân tay và hầu như
khắp cơ thể để giảm đau và chống lạnh. Chưa có cơm tối để ăn dù trời đã nhá nhem
tối, chúng tôi lại lấy bánh kẹo, phomai ra ăn cho đỡ mệt. Được khoảng 10 phút,
từ cảm giác ấm nóng của dầu gió tôi thấy như lên cơn sốt rét, toàn thân run bần
bật không thể nào kiềm chế được. Tôi chợt hiểu, nằm trên nền đất này thì không
thể trụ được qua đêm. Nếu cố nằm thì sẽ bị
sưng phổi hoặc cảm lạnh vì trời càng đêm nhiệt độ càng xuống thấp,
nếu ngủ ngồi thì mai sẽ
không có sức để leo.
Tôi quyết định chuyển toàn bộ bạt và túi ngủ vào hành
lang căn nhà gỗ ấm áp kia để ngủ. Cả nhóm chuyển vào nhà với sự phản đối của rất
nhiều người đang ấm áp trong căn nhà gỗ vì ảnh hưởng đến họ. Trước đó tôi đã đi
vào từng phòng xin nghỉ nhờ nhưng đều nhận được những lời từ chối. Cũng phải
thôi, trong căn nhà gỗ có khoảng 8 phòng, mỗi phòng khoảng 12 m2, chiếc bục gỗ
khoảng 8 m2 mà có phòng chứa 17 người thì chỗ đâu cho chúng tôi nằm, dù là trên
nền gạch... Nhưng đau đớn nhất là
khi một porter thấy tôi đã nhiều tuổi gợi ý rằng sẽ xin cho vào một phòng có
khoảng 10 người để nằm nhờ thì được một người đàn ông đã đứng tuổi từ chối. Tôi
chưa bao giờ cảm thấy bị tổn thương như vậy.
Chúng tôi đang rất hân hoan thì một người đàn ông xuất
hiện, hỏi sao lại vào đây. Chúng tôi trả lời ngoài kia lạnh quá, không chịu được
nên vào đây. Người này quát "không được, nằm đây sẽ ảnh hưởng đến đường đi lối
lại của những người trong nhà". Ông ta gọi porter phụ trách chúng tôi ra quát
mắng tới tấp... Tôi đi tìm người phụ trách và chui vào một phòng ấm
ngồi nhờ đợi kết quả đàm phán. 5 phút sau mở cửa nhìn ra thấy đống túi ngủ và
hành lý của chúng tôi biến mất. Tôi thét lạc cả giọng: đồ đạc đâu rồi? Cậu
porter cười tươi: các anh ấy dọn lên kia rồi cô ơi!
Theo tay chỉ tôi thấy cả
nhóm đang chui vào một cái mà tôi tạm gọi là chuồng gà. Nó là một cái lều bán
mái có cửa một người chui lọt, rộng khoảng 8 m2, nhưng nó ấm áp vì nó được kê
cao cách mặt đất khoảng 80 cm bằng các miếng ván cập kênh, mái của nó lợp bằng
những tấm tôn, mà sáng mai khi thức giấc bạn có thể thấy những giọt nước bám li
ti phía trên đầu. Lom khom từng người một chui vào lều, chúng tôi nhìn nhau cười
sung sướng. Hạnh phúc thật giản đơn. Đúng lúc đó, một người xuất hiện: Có thuê
tấm cách nhiệt không? Cả nhóm ồ lên: Không! Tôi quyết: Có! Bao nhiêu một
tấm? 20.000 đồng! Ôi, quá rẻ cho một sự êm ái và ấm áp.
Cơm tối có người bưng
đến tận miệng! Ở đây nó thế. Bạn đã đóng tiền vào rừng bạn sẽ được phục vụ chu
đáo nhất có thể. Trời tối mịt, giơ bàn tay trước mặt còn không biết có ngón nào
lành hay không mà không có nến hay ngọn đèn nào để và cơm vào miệng. Nếu bạn
cần, sẽ có điện hình như 40.000 đồng cho một giờ, nhưng chúng tôi đã có cái đèn
pin mà ông chồng yêu quý nhất đời vì tính cẩn thận đã ném vào balo phút chót.
Dưới ánh đèn pin chúng tôi nhai bữa tối, cơm thì nguội, thức ăn không ngon,
nhưng bằng kinh nghiệm từng leo Fan, anh cháu rể tôi khuyên mọi người phải cố ăn
kẻo đêm đói rất lạnh, sáng mai không có sức.
20h chúng tôi ổn định chỗ nằm. Mỗi người một túi ngủ, 6
người chúng tôi đủ cả: nam, phụ, lão, ấu nằm bên nhau như người một gia đình.
Chúng tôi cùng ôn lại những khó khăn vừa trải qua và dự kiến cho chặng leo ngày
mai. Lúc chiều, khi còn ở trong lều vịt tôi có trò chuyện với mấy thanh niên
nhóm khác thì các bạn ấy đều biểu đồng tình với tôi rằng quá sốc trước chặng
2.200 - 2.800 m. Cuối cùng chúng tôi cũng hiểu ra rằng những đoạn khó nhất tay
còn bận bám vào rễ cây, mỏm đá mà leo, mỏi đến mức cơ tay run bần bật, máy móc
đã cho vào balo hoặc đã giao cho porter hết thì lấy đâu ra tư liệu mà chia
sẻ.
Đêm ấy, mọi người, trừ
tôi đều ngon giấc. Nửa đêm, nóng quá, có người còn gỡ tấm dán nhiệt ở lưng. Tuy
nhiên, cũng không phải là êm ả như chúng tôi tưởng: lũ chuột thấy hơi người ấm
kéo đến. Đầu tiên, chúng chạy đuổi nhau trên chân hoặc bụng chúng tôi, tất nhiên
là bên ngoài túi ngủ, sau đó là tìm chỗ ấm áp để chui vào. Ngủ nghê gì nữa, tôi
vắt tay lên trán và ra một quyết định đến giờ vẫn không thấy tiếc nuối dù vô
cùng tiếc nuối, đó là không tiếp tục lên đỉnh nữa. Tôi biết sức mình, hai chặng
với tôi là quá đủ cho thử thách ở tuổi này. Dẹp bỏ sĩ diện bản thân tôi quyết
định dừng lại, vì nếu tôi cố lên biết đâu khi xuống đã kiệt sức, sẽ rất khó khăn
cho bản thân cũng như mọi người trong nhóm. Nếu chẳng may vì không làm chủ được
bước đi mà trượt chân, bong gân, sai khớp thì xuống còn khổ hơn lên. Biết dừng
lại đúng lúc cũng là thành công, it nhất là cho bản thân mình. Quyết định xong,
tưởng rằng ngủ ngon, ai ngờ những tiếng sột soạt, chít chít làm tôi nghĩ đến
cảnh bị chuột gặm mũi tôi không ngủ được và chỉ chợp mắt đôi chút do quá
mệt.
Công cuộc chinh phục
Fansipan của tôi dừng lại ở đây. Do có 3 người về nên có một porter xuống cùng,
nếu ít quá bạn phải ghép đoàn hoặc chờ những người lên đỉnh xuống và cùng
về. Đường về chẳng kém gian
nan, đau nhức hết toàn thân. Những bước đầu tiên rời trạm 2.800 tôi tưởng không
đi nổi, đi dần dần cơ thể lại có vẻ quen, nên cũng đỡ. Mất 3 tiếng mới ra đến
trạm 2.200, sau đó mất thêm 3 tiếng nữa mới ra đến cửa rừng, nhìn lên đỉnh
Fansipan chìm trong mây mờ mà tôi không cầm được nước mắt. Tôi khóc vì vui đã về
đến nơi an toàn, nhưng tôi cũng thoáng chút buồn vì đã phải từ bỏ giấc mơ hát
Quốc ca trên nóc nhà Đông Dương.
Bích Hằng
Theo Phuot.vn
Kinh nghiệm leo Bạch Mộc Lương Tử
Kinh nghiệm leo Bạch Mộc Lương Tử của nick FB SU SU cho chị em chưa leo đâu bao giờ!🌟✨🌟💦🌹🌻🌺
Chào các bác, em vừa leo Bạch Mộc về. Cảm giác lúc này là
phê như con tê tê, và thực trạng là lết như con rết. Chả là em chưa leo đâu bao
giờ. Nhìn thấy lead đẹp trai thì theo. Không ngờ về lại ê ẩm đến thế!😜
Nhưng mà dù có lết như con rết trong 2 ngày tới đi nữa thì em vẫn thấy cực kỳ phấn khích. Các bác chưa leo thì chưa hiểu được đâu, những tán rừng thưa rồi những tán rừng già, những con dê già và nhành hoa trên đá, những cụm băng giá và mặt hồ loáng băng... Tuyệt lắm, đáng lắm các bác ạ! 😊 ấy là còn chưa nói tới cảm giác thanh bình, tự do và sảng khoái trên suốt chặng đường nữa. 😜😝😛 các bác có bít thành quả sau chuyến đi của em là gì ko bác? Là từ một đứa sốt xình xịch lên vì FA, em đã điềm tĩnh hơn trước mọi dông bão cuộc đời. Em thấy tự tin lắm, một mình cũng tốt, ko việc gì phải lo lắng cả, cuộc đời này còn nhiều thứ để khám phá hơn nhiều .😜😘😍 thế nên, trưa nay, lúc ăn cơm mẹ em bảo : "Có cái thằng....ấy, nó mà thiện chí thì lấy nó cũng được, gần gũi,...", còn thằng em trai em nó dạy:" chọn thằng nào nó đạo đức mà lấy, đẹp trai rồi lại chẳng ra gì,...", em thấy ko sốc nữa, chỉ lẳng lặng gắp rồi ăn, cãi làm gì cho nó mệt, bác nhỉ!?😄😃😀😜😛😝
Nhưng cũng phải nói thật là vất vả lắm. Những đoạn núi dốc thẳng đứng, leo teo cả chân, những vách đá cheo leo bên bờ vực thẳm. Các bác mà sợ độ cao, hay run tay chân hoặc là sức khoẻ yếu thì ko nên trek cung này kẻo lại hao tiền tốn của thuê người cõng từ rừng ra í.
Nhưng mà dù có lết như con rết trong 2 ngày tới đi nữa thì em vẫn thấy cực kỳ phấn khích. Các bác chưa leo thì chưa hiểu được đâu, những tán rừng thưa rồi những tán rừng già, những con dê già và nhành hoa trên đá, những cụm băng giá và mặt hồ loáng băng... Tuyệt lắm, đáng lắm các bác ạ! 😊 ấy là còn chưa nói tới cảm giác thanh bình, tự do và sảng khoái trên suốt chặng đường nữa. 😜😝😛 các bác có bít thành quả sau chuyến đi của em là gì ko bác? Là từ một đứa sốt xình xịch lên vì FA, em đã điềm tĩnh hơn trước mọi dông bão cuộc đời. Em thấy tự tin lắm, một mình cũng tốt, ko việc gì phải lo lắng cả, cuộc đời này còn nhiều thứ để khám phá hơn nhiều .😜😘😍 thế nên, trưa nay, lúc ăn cơm mẹ em bảo : "Có cái thằng....ấy, nó mà thiện chí thì lấy nó cũng được, gần gũi,...", còn thằng em trai em nó dạy:" chọn thằng nào nó đạo đức mà lấy, đẹp trai rồi lại chẳng ra gì,...", em thấy ko sốc nữa, chỉ lẳng lặng gắp rồi ăn, cãi làm gì cho nó mệt, bác nhỉ!?😄😃😀😜😛😝
Nhưng cũng phải nói thật là vất vả lắm. Những đoạn núi dốc thẳng đứng, leo teo cả chân, những vách đá cheo leo bên bờ vực thẳm. Các bác mà sợ độ cao, hay run tay chân hoặc là sức khoẻ yếu thì ko nên trek cung này kẻo lại hao tiền tốn của thuê người cõng từ rừng ra í.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhadkVyhjfsGc4sycQ5nhFptpMav_Bnzz1p1WmeCBsT3f_YFAeDjetxNJkjTJjqE5ukoRYyWHEi44ydO4zUo1XddgLed-gEgrptsNjlesksV9uE4fobTpzRfVqpIwcY9kd0OLGwAn33_oU/s640/download.jpeg)
Trước khi dặn dò các bác em xin mô tả đoàn của em để các bác dễ hình dung:
Đoàn em tất cả có 7 người, 3 nữ, 4 nam do bạn Kim ku Đức cầm đầu. Theo hình thức campuchia. Bọn em đi 2 ngày 1 đêm ( xuất phát từ Sapa).
Sáng ngày nhất 6h chúng em xuất phát từ Sapa, vượt 55 km từ Sapa- Bản Khoang- Tả Giàng Phình- Mường Hum- Sàng Ma Xáo, lại bị hỏng ce giữa đường nên 9h30 mới tới nhà của Porter ( A Tủa 01234733042- Anh này sinh năm 85, có 1 vợ 2 con rồi, dễ thương lắm, anh ấy có một cái lán ở điểm 2100m để mình nghỉ qua đêm) hơn 10 h đoàn mới bắt đầu leo.
12 h dừng ăn trưa ở một bản lưng chừng núi. Sau đó leo một mạch tới hơn 5h chiều thì tới điểm 2100 ( núi Muối), chạy 15' từ lán ra tới núi Muối ngắm hoàng hôn trên biển mây ( phê lắm, mệt nhưng nên thử) rồi về lán ăn cơm tối. Nói thật là A Tủa nấu cơm dở lắm, gạo thì cứng, gia vị thì thiếu, nhưng vì đói nên thấy cái gì cũng ngon. Tối hôm ấy bọn em ăn cơm, gà luộc, gà nướng với lại canh rau cải. Cái mục ăn uống này quan trọng nhưng nó lại quá ư là dài dòng, bác nào định đi thật cứ alo cho em, em tư vấn đi cho ngon nghẻ hơn đoàn em một tí.
Xong là đi ngủ, A Tủa đang làm lán, kiểu như nhà sàn nhưng lại ko phải sàn, chỉ là sàn gỗ cách mặt đất để tránh rét thôi, nhưng chưa có cửa nên vẫn rét lắm bác ạ. Mỗi đứa một túi ngủ với chất tát cả quần áo lên người mà vẫn rét lắm. Sương rừng, vừa lạnh, vừa giá, rất là khó ngủ
Sáng hôm sau 4h sáng là chúng em bị gọi dậy ăn sáng rồi. Oánh răng bằng nước suối em cứ ngỡ là phải rụng mấy cái, thế mà cuối cùng chẳng rụng cái nào nên các bác nhớ mang kem vs díp oánh răng cho sạch sẽ nha, sau đó bọn em ăn mỳ tôm thịt rau, kể là cũng ngon đáo để.
5h chúng em xuất phát tiếp, leo mệt nghỉ, cứ gọi lên là lên là lên liên tục, qua 2 chặng 500m mới rới được Dốc đá trắng. Đoạn này là kinh khủng số 1, qua đoạn này là tới lán dê 2800 ( 8h30 hay sao í). Túm lại là khoảng 9h30 là đoàn tới dốc đánkinh khủng số 2, dốc đá này đẹp, rêu phong phủ từng mảng trông lãng mạn lắm nhưng mà ghê, nhìn xuống chóng mặt hết sức. Phê lắm í. Tới 11h thì đoàn em lên tới đỉnh. Đoạn này ngắm biển mây lại ko đẹp nữa vì trưa rồi nên em khuyên các bác là tren đường đoạn nào đẹp cứ dừng lại mà tận hưởng, chứ cứ cắm cúi đi cho mong lên tới đỉnh rồi lại hụt hẫng vì cũng chẳng có Cờ hó gì cả.
11h30 bọn em xuống, tới 2100m là cũng 13h30, ăn uống ( mỳ tôm rau), 14h bon em lại xuất phát về, 17h30 bọn em mới vè tới bản làng ( nơi ăn trưa hôm thứ nhất), 18h30 mới về tới chỗ gửi xe máy. Vì một bạn đi chậm nên đoàn đợi tới 20h mới ra về, 22h về tới Sapa. Kết thúc hành trình
1. Về kinh phí.
Em leo từ phía Lào Cai ( Sapa sang) nên ko mất tiền xin phép kiểm lâm, kinh phí leo mất tầm 1,4 tr ( thuê hướng dẫn, porters, đồ ăn mấy bữa chính, thuê lều, túi ngủ, vé xe đi lại HN- Sapa, thuê xe máy Sapa- Sàng Ma Xáo,...) chưa tính đồ ăn vặt như socola, kẹo gừng, nước ngọt, lương khô.
Em thấy các bác nên bố trí trung bình cứ 3 nữ thuê 1 porter, 4 nam thuê 1 porter.
2. Về hành lý
Các bác nên chuẩn bị hành lý cho thật cẩn thận. Hành lý nặng thì leo núi khổ lắm, cứ phải chúc đầu xuống đất cho toàn thân khỏi lật. Mà hành lý nhẹ thì lại thiếu đồ để dùng. Porter họ chir mang đồ ăn, lều, túi ngủ thui chứ họ ko mang đồ cá nhân cho mình đâu. Em thì em khuyên các bác ntn:
- Quần áo: mang 1 áo khoác thật dày, 1 áo phông, 1 áo len, 1 quần dằn di loại tốt, 1 quần tất ấm, bộ này mặc luôn trên người. Đi đc một đoạn sẽ nóng người, lột áo khoác ra cho vào balo, một đoạn tiếp lột áo len, ...😄 trừ trường hợp trời mưa, ko thỳ các bác cứ mang độc một bộ trên người thôi, một bộ mặc cho 2 hôm, bẩn ko chết ai cả.
- Các bác nên trang bị thêm 1 khăn thật ấm, buổi tối quàng cổ, đi ngủ gấp lại làm gối. Mang thêm 1 đôi dép ( rát quan trọng) cả ngày leo núi, về tới lán nghỉ là phải để cho chân tay thật thoáng
- Giày: các bác đừng đi giày bộ đội. Lúc đi lên thì ko sao, lúc đi xuống nó dồn xuống mũi bàn chân, đau chân lắm. Mà các bác phải cắt móng chân trước khi đi đấy, ko là tắt điện😔. Các bác nên mua một đôi giày tốt một chút, và phải bám đường vì cung này nhiều đoạn dốc kinh khủng mà trơn lắm.
- Tất: các bác cứ chuẩn bị cho em tầm 5 đôi, bác nào hôi chân phải tăng thêm. Đêm ngủ trong rừng lạnh chân lắm, phải đi mấy đôi tất í. Găng tay cũng thế, các bác cứ chuẩn bị 3 đôi, cái loại 5k/ đôi, màu trắng bằng sợi cotton đấy. Ko mang là hỏng hết bánh kẹo ấy bác ạ, vì leo lên leo xuống chúng ta phải bám gốc cây, bám đá, bám... Rất nhiều
- Băng vệ sinh: các bác cứ mang đi 1 bịch, lót vào đế giày cho nó mềm, đi cho đỡ đau chân, đêm ngủ lót vào tất cũng ấm mà dễ ngủ hơn vậy
- Áo mưa: Dù trời mưa hay ko cứ nên mang phòng 1 bộ. Mưa rừng ớn lắm bác.
- Nước: mỗi người mang 2 lít là đủ. Bác nào khát thì lấy nước suối uống cũng đc. Em uống rồi, ko đau bụng đâu, nhưng nhó mua mấy viên lọc nước đi cho chắc chắn
- Thực phẩm: ngoài thực phẩm đoàn tự chuẩn bị cho bữa sáng, bữa chính ( nhân số người lên mà tính ko thiếu) thì mỗi cá nhân nên tự chuẩn bị cho mình một số đồ ăn, vì leo núi tốn sức nên mau đói lắm. Kẹo gừng, socola kit kat, nước ngọt, lương khô, bánh mỳ..., mỗi thứ nên chuẩn bị một chút thôi, ko mang lên cực lắm.
- Các bác nên mang theo urgo, miếng dán nhiệt, 1 cái kéo nhỏ, một con dao nhỏ, một cái bật lửa, một ít thuốc tiêu hoá, con gái nhất định nên mang theo kem chống nắng. Em tưởng trời mây mưa ko nắng nên ko mang theo, thế mà cả hành trình đều nắng, 2 bạn nữ đi cùng mang mũ khăn che chắn cẩn thận, em chẳng mang gì, thấy tủi thân kiểu gì đấy! 😄
3. Về tổ chức đoàn và chọn bạn đồng hành
Các bác lập đoàn nên cẩn trọng. Ko chọn trai bộp và gái tiểu thư vào đoàn. Nên có cả nam lẫn nữ để hỗ trợ nhau. Nhưng nên để số nam nhiều hơn số nữ.
Các bạn cũng phải chọn Lead vui vẻ và tâm lý chút để chuyến đi thêm màu sắc, như lead của em là đc. 😄
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj_t7Oqv3c8JHXRp_JuNJ-JUwjinNaSZRo7GhvEUjGT_J0b7Usuiigc0tYwyeNzzKKYiQoYFYEjxOQg_Q4XRq0GgUtjPBFtk5cKrVwYcS848H6f_g4dLCZm1eupwkKMZD_S-ytCoupRUd4/s640/download+%25281%2529.jpeg)
Nên lưu ý thời gian để đi nhé.
4. Những lưu ý khi trek
- Bắt đầu trek, các bác nên khởi động một chút cho nóng người lên, mặc ít ít áo thôi vì chỉ leo một lát là các bác phải tháo tất ra í mà. Quần thì ko nói, nhưng áo thì chỉ cần 1 áo len ấm vừa và 1 áo khoác bên ngoài là đc, khăn chỉ để dùng đêm ngủ, đi đg ko cần thiết dùng tới khăn ( trừ khăn dằn nam bộ để che nắng và thấm mồ hôi)
- Các bác nên nhờ A Tủa làm porter, anh ấy có một cái lán ở 2100 nên các bác ko cần mang lều, chỉ cần mang túi ngủ là đc
- luôn dắt túi 2 bộ găng tay để lỡ có bỏ quên trên đường thì có cái dùng luôn
- Leo lên thì vất và lâu, nhưng xuống thì nhanh lắm, nên nếu muốn ngắm và chụp ảnh, nên chụp lúc lên, càng gần lên tới đỉnh thì phong cảnh càng đẹp
- Núi Muối đẹp lắm, nhưng ko nằm trên đường trek, các bác nên chạy qua một chút ngắm nghía cho bõ, chỉ mất 30' cả đi lẫn về đấy.
- Trên đường leo sóng đt chập chờn, nhưng lên tới đỉnh ( núi Muối hoặc Bạch Mộc, sóng Viettel cứ gọi là căng đét nhé
5. Một số địa chỉ liên hệ
- Porter A Tủa (85, 1 vợ, 2 con) 01234733042, các bác có thể trả 300k/ngày cho chuyến trek 3 ngày, còn 1000k cho toàn chuyến 2 ngày
- Thuê xe máy từ Sapa- Sàng Ma Xáo, nếu các bạn thuê ngoài mà nói các bạn đi xa 2 ngày như thế, họ sẽ lấy các bác 120k/ngày, nhưng nếu các bạn nhờ khách sạn mình ở thuê cho thì sẽ nhẹ tiền hơn đấy ( cái này mình có thể giúp các bạn). Nên đổ xăng đầy bình vì trên đường từ Sapa tới Sàng Ma Xáo ít cây xăng lắm
Đó là thông tin toàn bộ về chuyến đi của em, các bác muốn biết thêm vấn đề gì thì cứ inbox cho em, em trả lời đc thì em sẽ hết sức. À, em có thể giúp các bác đặt vé xe giường nằm Hà Nội - Sapa chỉ 200k, thuê xe máy 80-90k/ngày, chỗ ăn ngủ rẻ tại Sapa, lên tour và tư vấn tour cho các bác. ^.^ sdt em là 0979025664 các bác nhé. ( gọi cho em sau 7h sáng và trước 10h tối nhé, ấy là nghiêm túc.😄)
Chào các bác và chúc các bác có những chuyến đi trải nghiệm thật thú vị! 😄😃😀
P/s: em nhà nghèo dùng ông No già 1200 nên ko chụp đc ảnh, các anh cùng đoàn lại trek Nhìu Cồ San tiếp nên chưa xin đc ảnh, đành dùng ảnh của anh Hachi vậy😄😃😀 ( cám ơn anh Hachi) zio zio zio
Su Su's photo.
LikeCommentShare
Comments
Su Su
Write a comment...